Quản lý kinh doanh thời vụ: Giảm nguy cơ tồn kho và quản lý thời vụ hiệu quả

Tiếp tục chuỗi bài Quản lý kinh doanh thời vụ, trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu làm thế nào để giảm nguy cơ tồn kho và cách quản lý hiệu quả khi bán hàng theo thời vụ.

Xem lại phần trước: Quản lý kinh doanh thời vụ: Lựa chọn mô hình quản lý hiệu quả

Giảm nguy cơ tồn kho khi thời gian đặt hàng ngắn

Thời gian đặt hàng là yếu tố then chốt trong việc quản lý kinh doanh thời vụ. Nếu thời gian giao hàng của các nhà sản xuất, cung cấp lâu thì cần đưa ra quyết định đặt hàng từ trước khi thời vụ bắt đầu. Việc thay đổi, bổ sung lượng hàng khi vào mùa khá khó khăn. Chẳng hạn như đơn hàng đặt mua đồ nội thất sân vườn từ các nhà máy Châu Á, vận chuyển bằng container qua đường biển, cần phải đặt mua trước hàng tháng trước mới kịp bán khi vào mùa.

Việc tồn kho các đồ nội thất là rất tốn kém. Các sản phẩm này có thể lỗi thời, không được ưa chuộng như mùa trước. Nếu doanh thu không tốt, hàng tồn kho cần được đẩy đi ngay vào cuối mùa. Khi đó giá thành sẽ giảm mạnh. Cần phải giám sát bán hàng, theo dõi thường xuyên để đảm bảo mọi thứ được triển khai một cách tốt nhất. Giảm giá như thế nào, vào thời điểm nào ảnh hưởng trực tiếp tới doanh số bán hàng. Ví dụ như việc đẩy mạnh hàng bán vào cuối mùa thì cần ưu đãi lớn, giảm giá nhiều nếu muốn tránh nguy cơ tồn kho. Tuy nhiên việc này cũng làm giảm doanh thu, lợi nhuận thực tế.

Nếu người quản lý có khả năng phản ứng nhanh nhạy, hợp lý sẽ xử lý tốt nhiều công việc khác nhau, ngay cả khi nhà cung cấp ban đầu không đáp ứng được đơn hàng đã đặt. Họ sẵn sàng tìm nhà cung cấp khác gần hơn, thời gian lấy hàng ngắn hơn dù giá mua có thể đắt hơn một chút nhưng sẽ đáng tin cậy hơn và nguy cơ tồn kho sẽ giảm, hay kể cả có dư một lượng hàng nhất định thì họ cũng có thể tìm ra những khách hàng tiềm năng khác, đẩy sản phẩm đi khi cần.

Ngược lại, nếu thời gian đặt hàng ngắn thì không cần thiết phải tích trữ số lượng hàng lớn. Các công ty, doanh nghiệp hay cửa hàng chỉ cần đặt mua số lượng hàng vừa đủ để có thể bắt đầu và duy trì đầu thời vụ, hay dự trữ một phần để đề phòng những rủi ro về nguồn hàng có thể xảy ra. Lượng hàng dự trữ cần đủ để đáp ứng nhu cầu khi cao điểm và không dư thừa quá để tránh rủi ro tồn kho. Số hàng tồn kho sẽ được đẩy ra, giảm giá vào cuối mùa và duy trì các sản phẩm chủ yếu cho đến hết mùa.

Khi kinh doanh theo thời vụ, bạn cần chuẩn bị lượng hàng dự trữ đủ để đáp ứng nhu cầu khi cao điểm.

Làm thế nào để quản lý kinh doanh thời vụ hiệu quả

Để quản lý kinh doanh thời vụ tốt, trước tiên cần phải hiểu và phân loại được sản phẩm, kiểm soát tốt khâu dự báo, đưa ra quyết định đặt mua hàng, bổ sung hàng vào thời điểm chính xác. Áp dụng linh hoạt các mô hình, phương pháp khác nhau cho từng loại sản phẩm, từng mùa khác nhau.

Hiện nay, có một số công ty, doanh nghiệp hay cửa hàng quyết định mua toàn bộ số hàng dự đoán cho cả mùa, dù họ có thể đặt hàng bổ sung dựa trên doanh số hàng bán ra, bởi vì:

👉 Tiết kiệm thời gian

👉 Dễ dàng kiểm soát được khi thời gian giao hàng lâu

👉 Đáp ứng yêu cầu về số lượng hàng mà nhà cung cấp đề xuất để có giá tốt hơn, giảm chi phí vận chuyển

Hiểu được tầm quan trọng và áp dụng tốt các mô hình quản lý kinh doanh thời vụ thì hiệu quả đạt được rất cao. Trên thực tế, mọi quyết định liên quan đến sản phẩm đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của việc quản lý thời vụ. Nếu xác định thời gian thời vụ sai thì chắc chắn sẽ dẫn đến tồn kho dù có kiểm soát bằng phương pháp nào. Hơn nữa, việc xác định mức độ rủi ro tồn kho của mỗi sản phẩm là khác nhau nên cách tránh tồn kho tốt nhất là đẩy mạnh việc tung sản phẩm ra thị trường thông qua các chương trình xúc tiến thương mại.

Để quản lý kinh doanh thời vụ tốt không khó, nó mang lại lợi nhuận và kết quả hoạt động kinh doanh được cải thiện rõ rệt, lượng hàng tồn kho cũng giảm. Một ví dụ rất điển hình như đơn vị dẫn đầu về việc bán lẻ lốp xe Scandinavia. Họ dự đoán doanh số bán hàng theo mùa, dự trữ lượng hàng trong kho dựa trên những đơn đặt hàng trước và kết quả là:

➡ Giá trị tồn kho giảm 30% so với năm trước

➡ Các dòng sản phẩm đều có sẵn

➡ Trong tường hợp khó khăn, các sản phẩm đều được phân bổ hợp lý, phân phối tới nơi họ có khả năng bán lớn nhất.

➡ Doanh thu tăng ~7%

➡ Tăng số lượng đơn đặt hàng để giảm chi phí vận chuyển

➡ Hàng dự trữ trong kho để giảm tải cho cửa hàng

➡ Nhân viên có thể tiết kiệm thời gian đặt hàng và làm việc hiệu quả hơn

Trên đây là những kinh nghiệm quản lý kinh doanh thời vụ cho các doanh nghiệp, cửa hàng hay các bạn trẻ muốn kiếm lời vào các mùa lễ tết. Hãy áp dụng ngay với shop của mình và chia sẻ với Blog Kinh Doanh Việt nhé!


Chia sẻ bài viết này