Tiếp nối phần trước Làm thế nào để bắt đầu công việc kinh doanh bán lẻ? (P1), ở phần này chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn cách bắt đầu việc kinh doanh bán lẻ thông qua việc điều hành cửa hàng, công ty riêng của bạn.
2. Mở cửa hàng, công ty riêng của bạn
a. Tìm vị trí để mở cửa hàng bán lẻ
Một vị trí thuận lợi không đảm bảo 100% bạn sẽ kinh doanh bán lẻ thành công tuy nhiên sở hữu một ví trí không tốt thì chắc chắn cơ hội thành công của bạn bằng không.
Một cửa hàng bán lẻ mới thành lập phải luôn ở những nơi mà khách hàng cần. Chắc chắn bạn sẽ muốn có một vị trí mà tại đó sự an toàn phải luôn được đảm bảo, các phương tiện của khách hàng cũng như nhân viên phải được để ở nơi có bãi đậu xe, khu vực bán hàng và văn phòng phải rộng rãi thoáng mát. Ngoài ra vị trí mà bạn chọn để đặt cửa hàng sẽ tác động trực tiếp tới việc bao lâu nó mới cho thấy sự phát triển trong cách quản lý cửa hàng bán lẻ
Lập cửa hàng bán lẻ tại nhà
Sẽ có rất ít người cửa hàng bán lẻ quy mô nhỏ có thể phát triển từ kinh doanh tại gia lên thành kinh doanh quy mô lớn. Đó là còn chưa kể tới việc rất dễ xảy ra mâu thuẫn từ phía khách hàng khi phải tới tận nhà bạn để mua sản phẩm.
Ngoài ra cũng sẽ có những phiền toái nhất định nếu như lượng khách đến nhà bạn trong một ngày quá nhiều. . Hàng xóm có thể phàn nàn về vấn đề giao thông đi lại, việc đỗ xe hay vấn đề tiếng ồn. Nói đến đây không phải là không có cách nếu bạn vẫn muốn hoạt động kinh doanh bán lẻ tại nhà. Hãy hợp tác với các gian hàng cũng như các hội chợ triền lãm nếu không bạn cũng có thể bán hàng qua mạng. Miễn là không cần thuê địa điểm.
Địa điểm thương mại
Một vị trí cửa hàng bán lẻ tốt nhất là nơi được kết hợp giữa tầm nhìn, khả năng chi trả và thời hạn cho thuê phù hợp với nhu cầu của bạn. Việc quyết định cửa hàng của bạn sẽ đặt ở đâu cũng quan trọng như việc trả lời câu hỏi cửa hàng sẽ phát triển thế nào trong tương lai. Có 3 giai đoạn để tiến hành chọn lựa vị trí cho cửa hàng bán lẻ đó là: lựa chọn thành phố, lựa chọn khu vực và xác định một địa điểm cụ thể.
Khi tìm hiểu về thành phố, hãy chú ý điều tra các vấn đề sau:
– Quy mô dân số của thành phố đó
– Tình hình phát triển kinh tế
– Tổng sức mua cũng như xu hướng cung-cầu
– Tổng tiềm năng về ngành công nghiệp bán lẻ so với các ngành thương mại khác
– Số lượng và quy mô cạnh tranh
– Chất lượng và các đối thủ tiềm năng
Một khi bạn đã chọn được cho mình thành phố nơi sẽ đặt cửa hàng bán lẻ, bây giờ hãy chú ý tới một khu vực cụ thể bằng cách đánh giá những điểm sau:
– Sức hút đối với khách hàng
– Giao thông có thuận lợi để tới cửa hàng không
– Tổng diện mạo của khu vực
– Triển vọng bán hàng và tiềm năng phát triển trong tương lai
– Những quy định về quy hoạch
Và cuối cùng là các yếu tố giúp bạn thu hẹp những lựa chọn về vị trí mà bạn cần:
– Tình hình giao thông chung
– Khả năng bổ sung của các cửa hàng lân cận
– Nhu cầu về bãi đỗ xe
– Chi phí cho trang Web
– Khả năng thu về lợi nhuận nếu có cạnh tranh
b. Về chủ đầu tư, người rót vốn
Yếu tố trực tiếp liên quan tới sự xuất hiện của các cửa hàng bán lẻ chính là danh tiếng của nhà đầu tư.
Trên thực tế, chủ đầu tư là người chịu trách nhiệm lớn nhất trước sự thành công hay thất bại của một nhà bán lẻ. Ví dụ nếu chủ đầu tư không quan tâm vào việc phát triển quảng cáo, không chú ý tới việc bảo dưỡng hoặc sửa chữa khi cần thiết thì sẽ rất khó để cửa hàng đó có thể cạnh tranh với các cửa hàng bán lẻ cùng khu vực.
Đôi khi việc kinh doanh không có lãi dẫn đến việc các nhà đầu tư hết vốn và không thể tiếp tục duy trì cửa hàng. Lúc này thay vì tiếp tục hỗ trợ cho các nhà bán lẻ thì họ lại quay sang lấy hết tất cả những gì mà họ có thể. Ngoài việc nói chuyện với nhà đầu tư hiện tại thì đừng quên bạn vẫn còn những nhà đầu tư trước đây, họ có thể cung cấp cho bạn những lời khuyên hữu ích.
c. Vấn đề quy hoạch và phân loại khu vực xung quanh cửa hàng bán lẻ
Các nhà chức trách có thẩm quyền sẽ cung cấp cho bạn những thông tin mới nhất về tình hình quy hoạch cũng như khu vực xung quanh nơi mà bạn chuẩn bị kinh doanh bán lẻ. Dưới đây là một số câu hỏi mà bạn có thể nghĩ tới:
– Có những hạn chế gì tại nơi bạn chuẩn bị mở cửa hàng
– Việc xây dựng hoặc thay đổi về vấn đề giao thông đi lại liệu có ảnh hưởng gì tới cửa hàng của bạn
– Liệu có lợi thế cạnh tranh nào sẽ bị giảm bớt hoặc liệu có thêm đối thủ cạnh tranh mới nào sẽ tiếp cận nếu vấn đề quy hoạch xảy ra hay không?
Hầu hết các kế hoạch về việc phân vùng cũng như quy hoạch đều được các cấp chính quyền lên kế hoạch từ những năm trước. Có lẽ họ có thể cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để việc mở cửa hàng được thuận lợi hơn
d. Về hình thức của cửa hàng
Hãy tưởng tưởng bạn chính là khách hàng và đi qua cửa hàng của mình lần đâu tiên. Bạn có ấn tượng gì về cửa hàng đó? Điều gì thu hút bạn và nghĩ rằng mình sẽ vào bên trong? Hãy xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp dựa trên những suy nghĩ và luôn đặt mình vào vị trí khách hàng.
Chú ý sử dụng màu sắc, các vật liệu cũng như cách bố trí để truyền tải thông điệp của cửa hàng tới người tiêu dùng. Bạn nên sử dụng các loại đèn chùm hoặc đèn neon? Các màu sắc nóng hay những màu dịu nhẹ? Sàn đá cẩm thạch hay thảm trải sàn công nghiệp?
Kế hoạch xây dựng cửa hàng của bạn nên bao gồm 2 yếu tố chính: Việc thiết kế và cách bố trí.
Thiết kế cửa hàng liên quan đến bầu không khí, hình ảnh, thiết kế nội thất và các yếu tố thiết kế bên ngoài. Bố trí cửa hàng bao gồm việc sắp xếp nội bộ của từng bộ phận, phân bổ hỗ trợ bán hàng và công tác bán hàng.
Để bắt đầu xây dựng cửa hàng của bạn hãy xem xét và nhận lời tư vấn từ các kiến trúc sư, người thiết kế nội thất và kĩ sư chuyên về chiếu sáng. Hợp tác tốt với họ sẽ đem lại cho bạn lợi ích vô cùng lớn: ví dụ họ sẽ gợi ý cho bạn vị trí nào thuận lợi nhất để lặp đặt điều hòa không khí hay thang máy, đồng thời giúp bạn thiết kế các hệ thống chiếu sáng, dây dẫn một cách linh hoạt. Bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian cũng như tiền bạc nếu chuẩn bị chu đáo công đoạn này.
Còn nếu bạn tin mình có thể tự làm mọi việc từ đầu đến cuối, hãy đi ra ngoài và tìm hiểu. Đừng quên ghé thăm các cửa hàng bán lẻ, đặc biệt là những nơi kinh doanh sản phẩm giống mình. Ghi chép tất cả những gì học được sau đó nghiên cứu thật kĩ và tìm hiểu xem liệu nó có áp dụng vào cửa hàng của mình được không.
e. 7 nguyên tắc khi phân bổ không gian cửa hàng
Khi bạn bắt đầu xây dựng cửa hàng bán lẻ, hãy chú ý tới việc phân bổ không gian. Điều này vô cùng quan trọng. 7 nguyên tắc dưới đây có thể sẽ hữu ích với bạn:
Trưng bày tất cả các sản phẩm để khách hàng có thể thấy. Người tiêu dùng đều có xu hướng nhìn thấy nhiều hơn sẽ mua nhiều hơn. Để đạt được mục tiêu này bạn nên tập trung vào các yếu tố như: nhãn hiệu, các sản phẩm đặc biệt, hệ thống thang máy, phòng thay đồ…(Nhiều siêu thị hay đặt các loại thức ăn nhanh như bánh mì và sữa ở phía sau cửa hàng để thu hút nhiều khách hàng tới tham quan hơn).
Đưa ra nhiều vị trí để khách hàng có thể lựa chọn. Nếu lượng khách hàng đến cửa hàng của bạn quá nhiều hãy cố gắng cho họ thấy sản phẩm nào đang bán chạy nhất, đây có thể là một cách để tăng lợi nhuận
Không khuyến khích các chiêu trò trộm cắp. Hãy chú ý tới các đồ vật có kích thước nhỏ, để tiền trong các ngăn kéo và có thể khóa lại. Lắp đặt camera để nhân viên có thể quan sát mọi khách hàng trong khi họ đang mua sắm.
Thử nghiệm để giữ lại những điều thú vị. Để dễ dàng thích ứng cũng như thay đổi không gian cửa hàng thường xuyên hay sử dụng những đồ vật có thể dễ dàng di chuyển được.
Xác định các đồ vật liên quan đến nhau nên để cạnh nhau. Lấy ví dụ cà vạt nên được để gần áo sơ mi, máy in nên để cạnh máy tính, bình hoa nên đặt cạnh hoa…
Những bộ phận làm việc liên quan tới nhau nên được bố trí cạnh nhau. Các lĩnh vực về thời trang thường có thể hỗ trợ cho nhau, lĩnh vực mĩ phẩm, phụ kiện và đồ trang sức thường đi cùng nhau. Sách nấu ăn và các đồ dùng trong nhà bếp thường có quan hệ qua lại với nhau. Điều này sẽ giúp bạn bán chép sản phẩm dễ dàng hơn.
Chọn một khu vực tốt nhất trong cửa hàng của bạn. Ở đó mọi thứ phải được khai thác nhiều nhất bằng mọi cách và việc di chuyển cũng phải được diễn ra nhanh nhất
Trên đây là những thông tin hết sức bổ ích về kinh doanh bán lẻ mà chúng tôi muốn bạn nắm thật chắc, để có thể bắt đầu xây dựng được cửa hàng bán lẻ của riêng mình.
Đọc thêm bài viết Kinh doanh bán lẻ, liệu bạn có phải là người phù hợp?