Tôi luôn rất thích những đồ vật trong suốt, lấp lánh đủ màu sắc, thế nên thời gian tôi la cà vào những cửa hàng bán đồ pha lê không hề ít. Những cái cốc đủ hình dạng, những lọ cắm đủ màu sắc, tất cả thu hút tôi ngay từ cái nhìn đầu tiên. Đi qua rất nhiều cửa hàng, nhìn thấy rất nhiều sản phẩm, rồi tôi tự hỏi với bằng đấy thứ thì những ông chủ sẽ quản lý thế nào, chẳng lẽ đều ghi nhớ? Vì mỗi lần tôi hỏi về món đồ nào đó thì ngay lập tức ông chủ sẽ nói cho tôi nào là tên, xuất xứ, giá cả,… Có lẽ đã trở thành khách quen, nên có lần tôi vô ý nói ra thắc mắc của mình thì ông chủ liền ha hả giải thích lý do. Hóa ra ông ấy cũng chẳng phải thần thánh mà nhớ được nhiều đến thế, là nhờ vào một “công cụ thần kỳ” – theo nguyên lời ông ấy – giúp quản lý cửa hàng đâu vào đấy. Hỏi kỹ mới biết, đó là phần mềm quản lý cửa hàng pha lê. Từ tò mò tôi dần thấy hứng thú với “công cụ thần kỳ” này, chẳng biết có đúng như ông chủ cửa hàng pha lê ca ngợi không. Để tôi kể lại cuộc nói chuyện với ông chủ chất phác của cửa hàng pha lê lấp lánh cho các bạn nghe!
1. “Đám mây” kỳ lạ với dung lượng khổng lồ
Điện toán đám mây, bốn từ này có lẽ mọi người đã nghe nhắc đến nhiều nhưng chắc chưa thể hiểu kỹ về nó, thật ra hiểu đơn giản thì đó là việc chúng ta sử dụng một máy chủ ảo trên Internet thay vì máy tính của mình để lưu trữ dữ liệu và truy cập khi cần. Đây là những điều tôi đúc kết lại sau khi nghe ông chủ cửa hàng pha lê giải thích một hồi, chỉ đông chỉ tây, rằng cái “đám mây kỳ lạ” nó thế này này, thế kia kìa. Là vì ông ấy bảo với tôi, phần mềm mà ông ấy đang sử dụng được phát triển trên nền tảng này, có thể chứa được một lượng lớn thông tin, chẳng thế mà cửa hàng với cả nghìn sản phẩm đều chẳng phải vấn đề to tát gì. Tất cả thông tin như tên, giá cả, xuất xứ, chất liệu,… của sản phẩm đều có thể lưu tại phần mềm, khi cần thì vài cái nhấp chuột mọi thứ sẽ hiện ra lập tức, chẳng tốn công ghi nhớ làm gì.
(Dùng thử miễn phí cho bạn trải nghiệm sự chuyên nghiệp nhất trong kinh doanh)
Thế, tôi mới hỏi ông ấy, đưa dữ liệu vào máy chủ ảo của người ta không sợ bị đánh cắp à? Ông ấy vỗ vai tôi một cái, miệng nói tôi còn trẻ mà chẳng am hiểu công nghệ bằng lão già như ông ấy. Ông kéo tôi tới gần màn hình máy tính, chỉ vào thanh địa chỉ website quản trị của phần mềm rồi nói với tôi, rằng có thấy chữ HTTPS không, đó, có cái đó là đảm bảo thông tin một cách an toàn trên Internet, không lo bên thứ ba can thiệp ăn cắp dữ liệu của mình. À, thì ra ông ấy nói giao thức Secure HTTP, kết hợp giữa giao thức HTTP và giao thức bảo mật SSL hay TLS, cho phép trao đổi thông tin an toàn. Nghe đến đây tôi mới ồ lên, hiện đại quá nhỉ!
2. Mang theo cửa hàng đến mọi nơi
Ông chủ nói nhiều về phần mềm quản lý cửa hàng pha lê lắm, người khác không biết còn tưởng ông ấy đang đi PR rồi nhận hoa hồng. Nhìn nụ cười và ánh mắt lấp lánh của ông ấy là tôi hiểu, do ông ấy quá vui đó thôi. Khi người ta lựa chọn đúng một thứ quan trọng thì đôi khi lại phấn khích hơn cả người bán chúng.
Ông ấy nói, có phần mềm này rồi thì chẳng khác nào bỏ cửa hàng vào túi, mang đến mọi nơi được. Nghe vậy tôi tròn mắt ngạc nhiên, “bỏ cửa hàng vào túi”, lại thêm sự thần kỳ nào nữa từ phần mềm này đây? Chẳng để tôi đợi lâu, ông chủ liền khà khà rút chiếc điện thoại trong túi áo ra, bấm bấm một hồi rồi đưa cho tôi xem. À, à ra là vậy, phần mềm này không ngờ còn được tích hợp trên cả các thiết bị di động. Ông chủ thao tác vài nghiệp vụ đơn giản cho tôi xem, nào là nhập hàng, xem báo cáo, nào là tích điểm,… Có khác gì khi thao tác trên máy tính đâu.
Chẳng để tôi kịp hỏi ông chủ đã cười tươi, nói tiếp, chính nhờ tính năng quản lý từ xa này mà giờ ông ấy có thể thoái mái đi du lịch, đi thăm con cái mà vẫn biết việc buôn bán ở nhà ra sao, rồi từ đó mà điều nhân viên làm việc cho hợp lý. Chẳng trách ông ấy nói “bỏ cửa hàng vào túi”, đúng là “thần kỳ”. Sự tiện lợi này một phần chắc cũng đến từ “đám mây kỳ lạ” kia, nếu áp dụng công nghệ điện toán đám mây thì chúng ta có thể truy cập từ bất kỳ nơi đâu mà. Mọi thứ liên quan logic với nhau khiến tôi khâm phục.
3. Kiểm soát nhân viên, quản lý cả khách hàng
Gật gù một hồi tôi mới nhớ ra, dù ở xa có thể quản lý được việc bán hàng nhưng làm sao ông ấy kiểm soát nhân viên, nhỡ họ có hành vi gian dối thì sao? Như nhìn thấy nghi hoặc của tôi, ông chủ chất phác càng cười tươi hơn, vỗ vai tôi một cái thật đau, trách kẻ có học nhưng suy nghĩ không sâu. Rằng đã có thể quản lý việc nhập – xuất, bán hàng thì tại sao không thể kiểm soát nghiệp vụ của nhân viên chứ! Phần mềm có chức năng lưu trữ mọi giao dịch vào lịch sử, chỉ cần có chút nghi ngờ thì sẽ rất dễ kiểm tra, phát hiện chênh lệch là đoán ra ngay.
Tôi lắc đầu cười trừ, không phải tại ông ấy truyền niềm hứng khởi sang tôi nên tôi mới quên cả những điều nhỏ nhặt ấy sao, thật là. Đúng lúc ấy có khách đến, ông bảo tôi chờ một chút rồi nhanh nhẹn ra bán cho vị khách nữ lọ cắm hoa pha lê tam sắc. Lúc quay lại, ông ấy loay hoay trên máy tính một hồi thì quay sang tôi, tiếp tục nói. Phần mềm quản lý cửa hàng pha lê này chẳng những lưu được thông tin hàng hóa mà thông tin khách hàng cũng có thể ghi nhớ, rất tiện cho việc thực hiện các chương trình ưu đãi. Ví dụ như chị vừa rồi, được chiết khấu đặc biệt vì là khách quen, mua hàng nhiều lần, mà tất cả thông tin này đều nhờ vào bộ nhớ của phần mềm.
Nói chuyện thêm một hồi tôi xin phép ra về, nghe ông chủ nói đến đó thật sự trong lòng tôi đã cảm thấy hào hứng lắm rồi, muốn về nhà thật nhanh để tìm hiểu kĩ hơn rồi áp dụng vào cửa hàng “sắp mở” của mình. Thật là, có công nghệ nhưng không biết dùng, ấy là lỗi lớn của kẻ sống trong hiện đại!
Đọc thêm bài viết khác tại đây:
Gia tăng sức cạnh tranh cho các cửa hàng bán lẻ
Bạn đã biết cách quản lý hàng tồn kho hiệu quả chưa?
4 bước đơn giản giúp bạn kinh doanh online cực hiệu quả