Những việc khởi nghiệp kinh doanh lúc mới ra trường cần làm

Mới ra trường có điểm mạnh nhiệt tình, năng động đầy nhiệt huyết nhưng nói đến kinh nghiệm thì còn non kém nhưng vẫn có rất nhiều người lựa chọn khởi nghiệp kinh doanh ngay khi mới ra trường. Nếu một người bạn hỏi tôi rằng có nên khởi nghiệp vào thời điểm mới ra tr không? Tôi sẽ khuyên là không? Vì kinh nghiệm là việc rất quan trọng, không có những mối quan hệ và kinh nghiệm việc khởi nghiệp này thường khó khăn và dễ thất bại. Nhưng nếu bạn đã tâm đắc với một sản phẩm nào đó và nhìn thấy xu hướng hoặc có chút kinh nghiệm khi còn ở trên nghế nhà trường như làm CTV hoặc làm thêm thì cũng có thể bắt đầu, để tránh thất bại và bổ sung thêm kinh nghiệm thì các bạn nên làm và theo sát những việc sau:

1. Lập kế hoạch kinh doanh

Việc đầu tiên bạn cần làm đó chính là chọn được một ý tưởng kinh doanh mà bạn thấy phù hợp với điều kiện về vật chất và khả năng, sở trường của bản thân.
Sau đó bạn cần phải ghi rõ thông tin về những hạng mục cơ bản như nơi bạn lựa chọn để hoạt động kinh doanh, số vốn đầu tư bạn có thể vận động được từ người thân, gia đình, bạn bè.
Ngoài ra chi phí để bạn nhập hàng hoặc tự sản xuất là bao nhiêu, chi phí bán ra như thế nào, dự kiến thời gian bạn bắt đầu có lợi nhuận là sau bao lâu…
Lập kế hoạch kinh doanh là bước bạn sẽ phải đưa ra một bản liệt kê tất cả những công việc cần phải làm để biến những ý tưởng kinh doanh trên thành hiện thực.
Với những người chưa có kinh nghiệm, việc làm này sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quát nhất về công việc kinh doanh trong tương lai, bên cạnh đó sẽ hình dung ra được những hướng đi cụ thể để không bị phân tán khi bắt tay vào đầu tư.

9 bước lập kế hoạch kinh doanh hoàn hảo 

2. Tận dụng mọi mối quan hệ

Ngoài việc nên có ít nhất một người cố vấn bên cạnh, bạn nên tận dụng mọi mối quan hệ có sẵn và tạo thêm nhiều mối quan hệ mới có liên quan tới lĩnh vực mà bạn muốn đầu tư.
Ví dụ bạn muốn bán hàng online, một người bạn chuyên về công nghệ và đồ họa máy tính chắc chắn sẽ là một đối tác tuyệt vời giúp bạn thiết lập nên “cửa hàng” của mình.
Hoặc khi kinh doanh hàng tiêu dùng như quần áo, thực phẩm, bạn càng biết tận dụng nhiều mối quan hệ bao nhiêu thì thương hiệu của bạn sẽ mau chóng được biết đến bấy nhiêu, hơn nữa bạn cũng sẽ tiết kiệm được kha khá chi phí làm quảng cáo, truyền thông.

 3. Nghiên cứu thực tế, học hỏi kinh nghiệm

Vấn đề lớn nhất của bạn khi mới ra trường đó chính là thiếu kinh nghiệm kinh doanh. Vì vậy nghiên cứu là một trong những bước quan trọng nhất khi bạn bắt đầu kinh doanh.
Việc nghiên cứu thực sự cần thiết ngay từ khi bạn bắt đầu lên kế hoạch và nó không chỉ đơn giản là việc tìm kiếm thông tin trên mạng như bạn vẫn hay làm với bài tập lớn, đồ án hoặc khóa luận khi còn là sinh viên.
Nghiên cứu ý tưởng kinh doanh là bạn cần phải tìm hiểu thực tế và học hỏi những người đi trước. Một khi bạn quyết định về sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn sẽ đầu tư, bạn cần phải thực sự hiểu rõ về thị trường, nguồn cung và nguồn cầu cho sản phẩm và dịch vụ đó.
Ngoài ra, một người dày dặn kinh nghiệm và thành công trong kinh doanh sẽ trở thành một cố vấn đáng tin cậy cho bạn. Mặt khác, nếu bạn có thể biết được những bài học thực tế về thất bại trong kinh doanh của những người đi trước, bạn cũng có thể sẽ tránh được những sai lầm của họ và tiết kiệm được về cả thời gian lẫn tiền bạc

4. Xác định khó khăn bước đầu

Trong giới đầu tư, việc kinh doanh được xem là một cuộc chiến, có người thắng, có người thua là chuyện bình thường. Đặc biệt với những người mới bước chân vào thương trường, họ cần phải xác định được những khó khăn trước mắt để không nản chí và tìm cách giải quyết một cách sáng suốt nhất.
Khi mới bắt đầu kinh doanh, bạn phải chấp nhận quãng thời gian đầu không có lợi nhuận để dần dần tạo nên uy tín, phát triển thương hiệu và có được thêm nhiều đối tác, khách hàng tiềm năng.
Ví dụ có người sẽ tung ra những chương trình khuyến mãi giảm giá, tặng quà cho khách hàng đầu tiên, có người sẽ chấp nhận thua lỗ để cung cấp dịch vụ miễn phí trong một vài tháng đầu, v…v…, tùy theo ý tưởng kinh doanh của mỗi người.

5. Lên kế hoạch truyền thông

Dù bạn có tốt nghiệp loại xuất sắc, đạt thành tích quốc gia khi học đại học thì không có nghĩa là bạn sẽ nổi tiếng ngay trên thị trường mà không cần tới tiếp thị, quảng cáo.
Chính vì vậy truyền thông là một trong những yếu tố giúp bạn thành công trong việc kinh doanh, và hiệu quả của nó phụ thuộc khá nhiều vào cách mà bạn lựa chọn phương thức và cường độ truyền thông.

Khi mới bắt đầu kinh doanh, bạn phải chấp nhận quãng thời gian đầu không có lợi nhuận để dần dần tạo nên uy tín, phát triển thương hiệu và có được thêm nhiều đối tác, khách hàng tiềm năng.

Ví dụ có người sẽ tung ra những chương trình khuyến mãi giảm giá, tặng quà cho khách hàng đầu tiên, có người sẽ chấp nhận thua lỗ để cung cấp dịch vụ miễn phí trong một vài tháng đầu, v…v…, tùy theo ý tưởng kinh doanh của mỗi người.


Chia sẻ bài viết này