15 bài học kinh doanh từ “ông trùm” Jeff Bezos của Amazon

Làm thế nào để tạo ra cửa hàng bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới, tích lũy tài sản cá nhân hàng chục tỷ USD và được tạp chí Time chọn là Nhân vật của năm (1999)? Nếu muốn biết, hãy hỏi Jeff Bezos – người sáng lập, chủ tịch và giám đốc điều hành của Amazon.com.

Bài viết này sẽ chia sẻ câu chuyện tuyệt vời và 15 bài học từ cuộc sống của Bezos mà bạn có thể áp dụng cho doanh nghiệp của riêng mình.

1. Hãy hành động

Chỉ thông qua hành động cố ý thì chúng ta mới có thể “bẻ cong vũ trụ” theo ý muốn của mình. Nhưng nhiều người nghĩ rằng chúng ta phải biết được hành động phù hợp nào là chính xác trước khi làm bất cứ điều gì. Lối suy nghĩ này dẫn đến việc bị “tê liệt phân tích” và không hành động.

Bezos không phải là kiểu người bị rơi vào cái bẫy này. Mặc dù ông cũng nhận thức được rằng hành động sai lầm sẽ có hậu quả tiêu cực, ông vẫn không bận tâm: “Nếu bạn quyết định sẽ chỉ làm những việc bạn biết là có tác dụng, bạn sẽ đánh mất rất nhiều cơ hội”.

Năm 1994, Jeff Bezos đã phải đối mặt với quyết định lớn nhất của cuộc đời mình: ông nên tiếp tục làm quản lý quỹ đầu tư NYC “được trả lương hậu hĩnh” hay từ bỏ công việc đó để tạo dựng một cửa hàng sách trực tuyến? Ông đã quyết định lái xe trên khắp nước Mỹ và mua tên miền phù hợp Amazon.com. Phần còn lại hẳn bạn đã biết.

Khi Amazon đã phát triển, Bezos khuyến khích nhân viên của mình phạm sai lầm bên cạnh hành động. Đôi khi điều này dẫn đến thành công chói lọi (sự phát triển của mua sắm với một cú nhấp chuột), nhưng cũng có lúc dẫn đến thất bại (sự phát triển của Amazon Auction – không thể cạnh tranh với Ebay).

Bezos không ngại gặp phải những sai lầm thường xuyên: “Chúng tôi sẵn sàng bước qua một loạt những đường hầm tối tăm và đôi khi chúng tôi tìm thấy điều gì đó thực sự có tác dụng”. Đó là một phần của triết lý công ty của Amazon. Bezos coi việc có “sự thiên vị cho hành động” là 1 trong 6 giá trị cốt lõi của Amazon.

2. Giảm thiểu sự hối tiếc

Khi Bezos băn khoăn nên hay không nên từ bỏ công việc và bắt đầu Amazon.com, ông nhận ra rằng mình đã thiếu mất khuôn khổ phân tích để đưa ra quyết định lớn lao trong cuộc sống. Vì vậy, ông đã thực hiện điều đó: “Khuôn khổ tôi tìm thấy giúp cho việc đưa ra quyết định trở nên vô cùng dễ dàng, tôi gọi đó là “khuôn khổ giảm thiểu sự hối tiếc” – một người bình thường cũng sẽ gọi như thế. Tôi muốn thấy bản thân mình đi đến tuổi 80 và nói: ‘Được rồi, bây giờ tôi đang nhìn lại cuộc sống của mình. Tôi muốn mình đã giảm thiểu tất cả sự hối tiếc’”.

Trong quan điểm này, việc quyết định đúng đắn rất rõ ràng. Ở tuổi 80, Bezos sẽ không hối tiếc khi đã đánh mất công việc của mình (chắc chắn ông ấy sẽ tìm được một công việc tốt sau đó), nhưng ông vẫn sẽ tự trách chính mình vì không đổ tiền mặt vào cơn sốt vàng trực tuyến (tại thời điểm đó, Internet đã phát triển với tốc độ 2.300% mỗi năm). “Tôi biết rằng nếu thất bại thì tôi sẽ không hối tiếc, nhưng tôi biết một điều tôi có thể hối tiếc là không cố gắng”.

Hãy áp dụng “khuôn khổ giảm thiểu sự hối tiếc” của Bezos cho chính mình, bạn có thể ngạc nhiên với những hành động bạn có do khuôn khổ đó truyền cảm hứng cho bạn.

Cơ hội kinh doanh thời trang online cho 40 triệu người

Tăng doanh thu gấp 3 lần khi kinh doanh online không còn khó nữa. Tìm hiểu ngay bảng giá website và công ty thiết kế web bán hàng tốt để bắt đầu thúc đẩy doanh số của bạn nào.

3. Phát triển chậm

Sẽ mất bao lâu trước khi một doanh nghiệp non trẻ có được lợi nhuận? Phải chăng là 6 tháng? Đối với Jeff Bezos và Amazon.com, phải mất hơn 6 năm. Thậm chí sau đó công ty này cũng chỉ tạo ra khoảng 5 triệu USD lợi nhuận từ doanh thu trên 1 tỷ USD.

Nghe có vẻ như một khoảng thời gian dài (và biên độ “mỏng như dao cạo”), nhưng tất cả đã đi theo kế hoạch kinh doanh nhịp độ chậm bất thường của Bezos. Ông đã không vội vàng để thu về lợi nhuận bởi vì muốn giữ giá thấp, trong khi doanh thu tái đầu tư càng nhiều càng tốt trở lại công ty.

Chiến lược này gây thất vọng cho các nhà đầu tư trong ngắn hạn, nhưng nó đã được đền đáp một cách xứng đáng khi Amazon sống sót sau sự bùng nổ của bong bóng dot-com và bắt đầu có được lợi nhuận lớn hơn qua từng quý.

4. Khuyến khích quảng cáo truyền miệng

Khi Bezos bắt đầu Amazon, ông đã không có ngân sách tiếp thị. Cách duy nhất để công ty của ông có thể thành công được là vận dụng quảng cáo truyền miệng. “Nếu bạn tạo dựng được trải nghiệm tuyệt vời, khách hàng sẽ nói với nhau về điều đó. Sức mạng của quảng cáo truyền miệng rất mạnh mẽ”.

Không có cách nào tốt hơn việc thông qua lời truyền miệng tích cực để doanh nghiệp phát triển. Cách duy nhất để đạt được điều đó là cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ đáng được nói đến. Một phần của điều đó có nghĩa cung cấp dịch vụ khách hàng tuyệt vời…

Xem thêm:

 Bảng giá website bán hàng

Công ty thiết kế web uy tín

(Tổng hợp từ www.incomediary.com)


Chia sẻ bài viết này