Trong phần 1, chúng ta đã cùng tìm hiểu những gì cần chuẩn bị trước khi viết, cùng với nội dung về “Tình hình thị trường” và “Cơ hội và thách thức” của bản kế hoạch kinh doanh. Hãy tiếp tục với các nội dung khác trong phần 2 này.
Mục tiêu tiếp thị
Trong phần “mục tiêu tiếp thị”, bạn sẽ vẽ ra hình ảnh của mình trong tương lai: Mục tiêu tiếp thị nào bạn muốn đạt được trong suốt quá trình của kế hoạch? Mỗi mục tiêu tiếp thị của bạn nên bao gồm một mô tả tường thuật lại những gì bạn có ý định thực hiện cùng với các con số cung cấp cho bạn điều gì đó cụ thể để nhắm tới. Nếu bạn không chắc chắn về quy mô của thị trường địa phương, hãy nhắm con số doanh thu. Kế toán của bạn sẽ cho bạn biết liệu bạn có thành công hay không.
Các thành phần thiết yếu của bản kế hoạch tiếp thị (Phần 2)
Đặt mục tiêu
Nếu bạn mới làm bản kế hoạch tiếp thị lần đầu, làm thế nào để bạn thiết lập một mục tiêu về số lượng? Hãy bắt đầu với quá khứ của bạn. Đánh giá doanh số bán hàng trong quá khứ, sự phát triển trong những năm qua tại các thị trường khác nhau, kích thước tập khách hàng mới điển hình và giới thiệu sản phẩm mới đã ở tình trạng như thế nào. Nếu trong vòng 5 năm qua bạn đã phát triển 80% tổng doanh thu tích lũy, việc dự báo sự gia tăng 20-25% trong năm tới là hợp lý, nhưng 45% thì không. Hãy đưa ra dự báo thấp nhưng hợp lý cho những gì bạn sẽ có thể thực hiện với hỗ trợ có mục đích hướng tới các mục tiêu tiếp thị mới của bạn. Đặt mục tiêu khiêm tốn để bắt đầu, cho đến khi bạn hiểu rõ về mọi thứ.
Bạn nên đưa ra một điểm để hạn chế số lượng các mục tiêu tiếp thị mà bạn thực hiện trong một năm nhất định. Hãy đối mặt với việc sự thay đổi có thể gây ra áp lực, mất phương hướng cho nhân viên và thậm chí đôi khi gây bối rối cho thị trường mục tiêu của bạn. Giữ cho các mục tiêu đầy thách thức nhưng có thể đạt được. Tốt hơn là tạo động lực cho chính bạn với các mục tiêu đầy tham vọng nhưng xứng đáng thay vì ép bản thân nhiệt tình với quá nhiều mục tiêu.
Các thành phần thiết yếu của bản kế hoạch tiếp thị (Phần 2)
Dưới đây là một số loại mục tiêu tiếp thị điển hình:
– Giới thiệu sản phẩm mới
– Mở rộng hay giành lại thị trường cho các sản phẩm hiện có
– Gia nhập các khu vực mới cho công ty
– Gia tăng doanh số bán một sản phẩm, thị trường hoặc phạm vi giá cụ thể. Công việc kinh doanh này sẽ đến từ đâu? Hãy thật cụ thể
– Bán thêm (hoặc bán theo bộ) sản phẩm này với sản phẩm khác
– Ký hợp đồng dài hạn với khách hàng mong muốn
– Tăng giá mà không làm giảm doanh số bán hàng
– Cải tiến sản phẩm
Phần thứ ba của bản kế hoạch nên bao gồm một nửa số mục tiêu trên, được viết ra với các mục đích cụ thể. Để lặp lại, hãy làm cho các mục tiêu của bạn đơn giản, cụ thể, có thể đếm được, đầy tham vọng và khả thi.
-
Xem thêm:
7 thói quen thường ngày của một người bán hàng thành công
Đi vào chi tiết
Giờ là lúc bạn đi vào chi tiết và làm rõ bạn sẽ thực hiện mọi việc như thế nào. Trong khi bảng tính của bạn đã thể hiện lợi nhuận tuyệt vời ngày càng tăng mỗi khi bạn tác động vào thị trường, lúc này bạn đang ở trong thế giới thực. Lợi nhuận phải được tạo ra bởi tư duy và nỗ lực.
Mỗi mục tiêu tiếp thị nên có nhiều mục đích (tập con của mục tiêu) và chiến thuật để đạt được những mục đích đó. Trong phần mục tiêu của bản kế hoạch tiếp thị, bạn tập trung vào “cái gì” và “tại sao” của nhiệm vụ tiếp thị cho năm tới. Trong phần thực hiện, bạn tập trung vào khu vực nỗ lực thực tế của “ai”, “ở đâu”, “khi nào” và “như thế nào”.
Các thành phần thiết yếu của bản kế hoạch tiếp thị (Phần 2)
Một trong những cách tốt nhất để xử lý các chi tiết là thông qua ma trận hoạt động. Ma trận là một bảng lưới cho phép bạn vẽ ra các hành động theo thời gian. Khi phát triển kế hoạch tiếp thị, bạn sẽ sớm đạt đến điểm mà bạn phải chuyển sang tờ lịch và xem khi nào mọi thứ nên xảy ra. Ma trận cung cấp cho bạn một khuôn khổ rõ ràng và hữu ích cho việc vẽ ra dòng thời gian như vậy.
Bạn có thể tạo ra hình ảnh ma trận thật chi tiết hoặc lớn như bạn muốn. Tuy nhiên, nó nên bao gồm tất cả mọi thứ đã được lên lịch, thời điểm được lên lịch và ai là người chịu trách nhiệm. Đừng quên ủy thác trách nhiệm khi bạn vắng mặt.
(Tổng hợp từ www.entrepreneur.com)