Bạn đang kinh doanh, bạn đang bán hàng và bạn nhận được nhiều lời khuyên từ bạn bè, người thân, tham khảo trên các trang báo mạng hay từ các triết lý nào đó nhưng nó không đem lại hiệu quả kinh doanh như mong muốn.
Mỗi một mặt hàng, tính chất công việc và đối tượng khách hàng khác nhau sẽ có quy trình bán hàng, hay đặc điểm khác nhau. Và tùy từng thời điểm sẽ có cách thức thuyết phục khách hàng khác biệt. Tuy nhiên, về cơ bản những người kinh doanh hay bán hàng đều mắc khá nhiều lỗi với những suy nghĩ sai lầm. Dưới đây sẽ là những sai lầm cơ bản đó, bạn chưa vấp phải hãy nên tránh.
1, Cứ có chất lượng sẽ bán được hàng nhiều
Chất lượng là yếu tố quyết định đến sự sống còn của kinh doanh, nhưng nếu câu chuyện chỉ dễ dàng như vậy thì sức cạnh tranh không nhiều, chúng ta không cần đến mánh khóe. Trong bán hàng chất lượng không phải mấu chốt duy nhất để khách hàng chấp nhận sản phẩm của bạn. Với sức cạnh tranh càng cao thì điều này càng khó vì có rất nhiều sản phẩm tương đồng cùng với sự cạnh tranh về giá.
Và 1 điều bạn cần biết rằng, sản phẩm bạn tốt, nhưng không ai biết đến thì bạn cũng không có bán được hàng. Vì vậy ngoài sản phẩm tốt, bạn cần xây dựng chương trình bán hàng đi kèm với quảng cáo dưới bất cứ hình thức nào phù hợp.
2, Giả tạo cho đến khi đạt được mục đích
Khách hàng hay bất cứ ai khác chắc hẳn đều có thể cảm nhận được điều này khi một ai đó không thành thật. Hơn bất cứ điều gì, khách hàng muốn sự trung thực từ những người bán hàng và các nhà cung cấp. Nếu bạn đang giả vờ là một người khác với chính bạn, bạn đang bị giương cờ đỏ rồi đấy.
Nhiều người lầm tưởng rằng họ bán hàng, họ thuyết phục được khách hàng mua được sản phẩm không có chất lượng tốt là họ giỏi. Điều đó chỉ đúng trong ngắn hạn, bạn muốn kinh doanh lâu dài điều này sẽ là con dao 2 lưỡi cắt đứt con đường kinh doanh của bạn.
Bí quyết cải thiện website bán hàng hiệu quả
Vì sao kinh doanh nước hoa lại cần phần mềm quản lý bán hàng?
Nhân viên bán hàng chuyên nghiệp và 4 điều cần nhớ
3, Trong bán hàng khách hàng luôn đúng
Khách hàng là trung tâm của quá trình kinh doanh, và khâu bán hàng không ngoại lệ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng mọi quan điểm của khách hàng trong quá trình bán hàng sẽ luôn được sự đồng ý “đúng” từ phía người bán hàng. Khách hàng mua hàng họ luôn mong muốn được tư vấn và sự hỗ trợ để họ có thấy được đâu là sản phẩm phù hợp với mình, tuy nhiên không phải tất cả. Khách hàng sẽ thấy bực bội về sự thiếu chuyên nghiệp nếu họ muốn biết kỹ hơn về sản phẩm mà người bán hàng hoàn toàn không biết.
Đừng luôn tin rằng khách hàng luôn đúng, điều đó sẽ khiến chính bạn không thể thuyết phục mua hàng
Một quá trình bán hàng tốt, nếu người bán hàng có thể ứng xử tốt khi giao tiếp với khách hàng. Những người bán hàng luôn đồng tình với khách hàng sẽ bị coi là ba phải và sẽ khiến khách hàng chán nản.
4, Thân thiện mới được quan tâm
Khách hàng họ chắc chắn không thích một người bán hàng tỏ ra thân thiện quá nhanh chóng. Họ không thực sự có nhu cầu trở thành bạn bè mà họ chỉ mong muốn bạn giải quyết vấn đề khúc mắc cho họ. Nếu các bạn cùng làm việc trong một thời gian, tình bạn có thể phát triển, nhưng từ giờ cho tới lúc đó, khách hàng muốn sự chuyên nghiệp chứ không phải sự thân thiện.
Có đôi khi người bán hàng hãy để tự họ lựa chọn sản phẩm của mình, nói quá nhiều sẽ khiến khách hàng thấy khó chịu, và đôi khi họ sẽ nảy sinh cảm giác họ bị coi thường hơn là 1 lời khuyên từ phía người bán hàng.
5, Không bao giờ chấp nhận câu trả lời “không”
Đôi lúc khách hàng nói không khi họ thực sự nghĩ là “có lẽ” và muốn bạn giúp họ hiểu tại sao họ nên cân nhắc lại. Nhưng nếu bạn phớt lờ câu trả lời “không” đó như là nó không hề tồn tại thì bạn vô tình đã biết câu trả lời “Có lẽ” thành “không” rồi đấy.
Bán hàng là cả 1 nghệ thuật và khoa học, vì vậy đừng ràng buộc quá trình này trong bất cứ khuôn phép nào. Khách hàng không phải 1 cỗ máy được lập trình vì vậy đừng áp dụng tất cả đều giống nhau. Đừng quên tránh xa những sai lầm đã nêu ở trên.
Có thể bạn cần biết:
3 điều cản trở bán hàng và cách vượt qua chúng
Lỗi cơ bản thường gặp khi thiết kế website bán hàng
10 chiến lược bán hàng kém hiệu quả