Những công việc theo sở thích và 1 mức thu nhập tốt khiến nhiều người bắt đầu kinh doanh từ rất sớm. Tuy nhiên, khi bắt đầu thiếu kinh nghiệm với khởi nghiệp lần đầu ai cũng mắc phải không ít khó khăn và sự cản trở trong chính suy nghĩ của họ. Điều đó hạn chế đi rất nhiều sự thành công đáng lẽ nên nhận được, thậm chí là sự thất bại nhiều lần, đôi khi sự thất bại đó chỉ có những sai lầm lặp đi lặp lại nhiều lần. Và dưới đây là những sai lầm cơ bản, thường gặp mà những người khởi nghiệp lần đầu đều dễ dàng mắc phải.
Khởi nghiệp lần đầu là quá trình khá khó khăn và nhiều sai lầm hiện hữu sẽ phá vỡ thành công của bạn
1, Khởi nghiệp lần đầu thiếu kế hoạch chi tiết
Những người khởi nghiệp lần đầu thường có suy nghĩ xuề xòa vì họ cho rằng thành công nào cũng bắt đầu từ thất bại, và dường như họ tự tạo ra thất bại cho chính mình trải nghiệm. Tuy nhiên, trong kinh doanh không có nhiều phép thử đến vậy, Bạn có những cơ hội nhất định, và tuột mất điều đó, sẽ rất khó sau đó bạn có được điều tương tự.
Để quá trình khởi nghiệp lần đầu của mình được suôn sẻ bạn cần xây dựng 1 kế hoạch chi tiết vời đầy đủ nội dung xung quanh quá trình kinh doanh của bạn, định hướng trong tương lai và các công việc sẽ làm. 1 kế hoạch chi tiết không chỉ giúp quá trình kinh doanh thuận lợi mà đó còn phương thức hữu hiệu tiết kiệm chi phí cho khởi nghiệp lần đầu. Các tính toán chi tiết sẽ tránh khỏi những khoản phải trả không cần thiết cho bạn.
2, Khởi nghiệp lần đầu cùng bạn bè
Dĩ nhiên những người bạn thân thuộc và tin tưởng sẽ hiệu quả trong quá trình bạn khởi nghiệp lần đầu. Nhưng trên thực tế, điều này không hoàn toàn đúng. Bạn bè khi đã hiểu biết nhau kỹ và nể, trong quá trình kinh doanh sẽ ngại đưa ra ý kiến hoặc phản bác. Hơn nữa bạn bè thường có chung nhiều suy nghĩ với bạn điều đó sẽ hạn chế ý tưởng và dễ mắc sai lầm nhiều hơn bạn tưởng. Đặc biệt là sự tôn trọng nếu bạn là người nắm quyền cao nhất. Điều đó sẽ khiến bạn gặp khó khăn nếu bạn của bạn mắc lỗi hay đưa ra các kế hoạch 1 cách quyết đoán dễ dàng nảy sinh mâu thuẫn.
Những rủi ro pháp lý nên tránh khi khởi nghiệp kinh doanh(P2)
10 lời khuyên ‘bóp chết’ quá trình khởi nghiệp kinh doanh của bạn (P1)
Sai lầm khi khởi nghiệp kinh doanh
3, Tự tôn quá cao khi làm việc
Trong môi trường khởi nghiệp lần đầu, “Không làm theo cách của tôi thì biến” không phải là tôn chỉ làm việc, mà thay vào đó phải là “Chúng ta cần hợp tác như thế nào để đạt được kết quả tốt hơn?”. Bạn là người sáng lập, nhưng không phải là người quan trọng nhất trong doanh nghiệp này. Tầm nhìn về hướng đi của công ty cũng như văn hóa doanh nghiệp mới là những khía cạnh quan trọng hơn nhiều. Sự tự tôn sẽ khiến bạn mất đi nhiều cơ hội, chăm chăm với quan điểm của mình mà chưa chắc đó là hiệu quả nhất. Điều đó hạn chế sự phát triển khá nhiều trong kinh doanh, và đôi khi là mâu thuẫn nội bộ, đây là điều đáng sợ nhất bạn nên tránh.
Sự tự tôn sẽ khiến bạn bỏ lỡ nhiều cơ hội tuyệt vời trong kinh doanh
4, Khởi nghiệp lần đầu không cần thử nghiệm thị trường
Ngược lại, là khởi nghiệp lần đầu nên thử nghiệm thị trường là quan trọng nhất, nó sẽ cho bạn nền tảng cơ bản cho sự phát triển sau này. Hãy nghĩ xem, có thể bạn đang tung ra thị trường 1 sản phẩm có chất lượng tốt và người tiêu dùng hoàn toàn có nhu cầu về sản phẩm này. Nhưng chưa chắc họ đã mua và dùng. Muốn biết thị trường có thực sự chào đón sản phẩm này không không còn cách nào khác là thử nghiệm. Đây mới chỉ là 1 khía cạnh cơ bản. Bám sát thị trường sẽ cho bạn câu trả lời cho mọi thắc mắc như vì sao hàng ế, vì sao sản phẩm kia lại được giá…
5, Ảo tưởng về công việc kinh doanh
Không có công việc kinh doanh nào có thể tuyệt vời đến mức như thế. Không một ý tưởng nào có thể “thay đổi thế giới”, ngoại trừ sự cần cù chăm chỉ và hành động dứt khoát. Hãy khiêm tốn về ý tưởng của mình và đừng ra vẻ như nó mang tính cách mạng bởi vì nó không hề như vậy. Sự khiêm tốn sẽ cho bạn nhiều bài học quý báu và sự học hỏi tốt từ phía doanh nghiệp hay người khác. Thậm chí sẽ tạo nên văn hóa tốt trong quá trình kinh doanh của bạn. Sự tự mãn sẽ cho bạn sai lầm nối tiếp sai lầm mà bạn không bao giờ chịu nhận.
Có thể bạn cần biết:
7 câu nói kinh điển của Steve Jobs với người khởi nghiệp kinh doanh (P2)
Bí quyết thu hút nhà đầu tư khi khởi nghiệp kinh doanh
Khởi nghiệp kinh doanh, học tập từ thất bại liệu đã đủ? (P2)