Những rủi ro pháp lý nên tránh khi khởi nghiệp(P1)

Rất nhiều doanh nhân đam mê khởi nghiệp từ rất trẻ nhưng lại không tìm hiểu về luất pháp khiến bị vấp vào những rủi ro rất đáng tiếc. Để mội doanh nghiệp có những bước đi vững chắc, hạn chế rủi ro, sẵn sàng cho khả năng huy động vốn đầu tư thì hiểu biết luật pháp là điều cần thiết. Sau đây là một số rủi ro pháp lý các doanh nhân nên biết để tránh những rủi ro đáng tiếc:

1. Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Các ý tưởng về sản phẩm, dịch vụ độc đáo và khác biệt sẽ tiếp cận thị trường nhanh chóng và việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm, dịch vụ đó cần bắt đầu ngay khi triển khai dự án hoặc ngay sau khi DN được thành lập.

Tại Việt Nam, các vi phạm về sở hữu trí tuệ, hàng giả, hàng nhái là vấn đề làm các DN đau đầu. Việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không chỉ đảm bảo cho DN độc quyền sử dụng tài sản của mình mà còn là cơ sở để thực hiện việc khiếu nại, khiếu kiện khi cần thiết.

Các mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại, phát triển chuỗi hay thu hút đầu tư càng phải quan tâm đến vấn đề này. Tùy vào từng loại hình sản phẩm, dịch vụ, doanh nhân khởi nghiệp nên quan tâm đến việc bảo hộ bản quyền tác giả, nhãn hiệu, bằng sáng chế, giải pháp hữu ích…

2. Lựa chọn sai mô hình công ty

Lựa chọn mô hình công ty là một trong những yếu tố cơ bản về xác lập quy chế pháp lý đặc thù đi kèm từng mô hình. Trong đó, những vấn đề pháp lý quan trọng cần lưu ý gồm: các chế độ trách nhiệm quản lý tài sản, vốn, cơ cấu bộ máy tổ chức, phân chia lợi ích trong công ty.

Những người khởi nghiệp thường hay chọn mô hình công ty cổ phần vì họ cho rằng dễ huy động vốn đầu tư khi có cơ hội. Nhưng thực tế, với các DN khởi nghiệp, mô hình này có nhiều hạn chế so với công ty trách nhiệm hữu hạn.

Với hình thức cổ phần, sau 3 năm thành lập, các cổ đông sáng lập được quyền chuyển nhượng cổ phần nhưng tại thời điểm đó, công ty chưa thật sự ổn định về kinh doanh và tổ chức mà thay đổi “người đầu tàu” thì sẽ ảnh hưởng đến DN. Còn với mô hình trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp sẽ ổn định và có thể thay đổi loại hình kinh doanh phù hợp khi công ty đã phát triển.

3. Tranh chấp hợp đồng, giao dịch

Khi ký kết hợp đồng, phần lớn các chủ doanh nghiệp trẻ thường chú ý đến các điều khoản về thương mại (giá, thanh toán và hàng hóa) mà không quan tâm đến các điều khoản pháp lý như các cam kết, quyền và nghĩa vụ của các bên, biện pháp chế tài, phương án xử lý khi có vướng mắc phát sinh…

Vì thế, khi xảy ra tranh chấp, các doanh nghiệp mới khởi nghiệp thường bị thiệt hại. Cách tốt nhất là nên nhờ chuyên gia soạn thảo các bản hợp đồng mẫu để sử dụng trong đàm phán, ký kết với đối tác, hoặc trong trường hợp dùng hợp đồng đề xuất từ đối tác cũng nên biết các điểm cần lưu ý.

4. Hùn hạp triển khai dự án

Có rất nhiều doanh nhân, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ, khởi nghiệp bằng cách “hùn hạp kinh doanh” với các cộng sự mà không thành lập DN. Chỉ cần các sáng lập viên hùn tiền và công sức để triển khai dự án, khi nào có nhà đầu tư rót vốn thì mới bắt đầu quan tâm đến việc hình thành pháp nhân.

Dưới góc độ pháp lý, các thỏa thuận của các sáng lập viên lúc này là thỏa thuận dân sự và thường sơ sài nên khi xảy ra các xung đột liên quan đến việc góp vốn, sử dụng vốn, quyền sở hữu tài sản, phân chia lợi ích… sẽ không có cơ sở để giải quyết.

Những người sáng lập nên rõ ràng ngay từ đầu về các điều khoản hợp tác, phương pháp làm ăn với nhau, có như vậy mới có thể giải quyết khi công ty có sự cố.

Các nhà đầu tư tự do thường đầu tư khi công ty ở giai đoạn bắt đầu phát triển. Khi đó, họ không quan tâm đến việc thành lập DN như thế nào mà chỉ để ý đến dự án có mô hình chuẩn, đội ngũ tốt và “luật chơi” rõ ràng hay không. Nếu DN có đủ các yếu tố trên thì cơ hội tiếp cận các nhà đầu tư khá cao.

Xem tiếp

>>Mặt trái của mạng xã hội đối với kinh doanh


Chia sẻ bài viết này