Hãng nước giải khát hàng đầu thế giới Coca cola luôn là bậc thầy trong mọi chiến dịch quảng cáo và marketing cho sản phẩm. Nhờ sự mới lạ, hấp dẫn trong hình thức cũng như ý nghĩa sâu xa về nội dung, quảng cáo Coca cola luôn thu hút sự chú ý của người tiêu dùng khi tung ra chiến dịch. Kể cả khi gặp khủng hoảng hay chịu sự cạnh tranh gay gắt của đối thủ truyền kiếp Pepsi, thương hiệu này vẫn luôn giữ vững được con đường phát triển của mình và tận dụng chính những yếu tố đó để làm nổi bật sản phẩm.
Từ một doanh nghiệp nhỏ tại Mỹ, Coca cola đã vươn ra toàn cầu, có mặt tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Không một thương hiệu nào có sự phổ biến rộng khắp như Coca, bất kỳ một “xó xỉnh” nào cũng xuất hiện những banner tiếp thị hay sản phẩm tập đoàn cung cấp. Đặc biệt hơn nữa, dù xuất phát từ Mỹ nhưng những sản phẩm của Coca khi đến từng thị trường địa phương đều mang sắc thái phong cách và văn hóa bản địa, thậm chí khiến nhiều người lầm tưởng đó là một doanh nghiệp trong nước. Những chiến dịch marketing của hãng luôn nhận được sự đánh giá cao kể cả với đối thủ kinh doanh hay những chuyên gia phê bình hàng đầu điều này khiến Cocacola trở thành câu chuyện điển hình nhất trong lịch sử xây dựng thương hiệu.
Nếu bạn chịu khó theo dõi, có thể thấy qua hơn 1 thế kỷ mùi vị, công thức chế biến Coca-cola không bao giờ thay đổi nhưng không ai cảm thấy nhàm chán. Thậm chí đã có thời kỳ Coca quyết định thay đổi công thức với sản phẩm New Coke nhưng đã khiến hãng này chịu sự chỉ trích nặng nề từ phía người tiêu dùng dẫn đến thu hẹp thị phần, doanh số giảm nặng nề. Vậy tại sao Coca lại được mọi người biết đến rộng rãi như vậy? Có rất nhiều lý do đến từ sự tin tưởng của khách hàng, sự lãnh đạo tài tình hay khả năng nắm bắt xu hướng biến đổi của thị trường nhưng yếu tố quan trọng nhất là chiến dịch quảng cáo, marketing cho thương hiệu luôn tuyệt vời.
Ngay từ khi mới ra đời năm 1895, Asa Candler không tiếc tiền cho quảng cáo để xây dựng thương hiệu. Chiến dịch khuyến mại “bán như cho” được thực hiện với chỉ 5cent cho một ly cùng với thông tin trên phương tiện truyền thông (truyền hình, quảng cáo ngoài trời) đã tạo dấu ấn mạnh với người tiêu dùng. Từ một hãng nước giải khát không có danh tiếng, chẳng được ai chú ý, Coca cola đã trở mình “hóa thành người khổng lồ” với thương hiệu được trả giá 70 tỷ USD. Những chiến dịch, banner, poster quảng cáo luôn mang đến cái nhìn mới lạ, từ việc tạo quảng cáo đấu đá với pepsi hay tận dụng .. đều được làm rất tốt.
Dưới đây là một số mẫu quảng cáo của Coca qua các năm.
Quảng cáo năm 1900 – “Nét quyến rũ mới” . Trong poster là nữ diễn viên, ca sĩ Hilda Clark nổi tiếng tại thời điểm đó khi Coke bắt đầu được bày bán tại các hiệu thuốc. Nó tạo ra bước ngoặt trong việc sử dụng người nổi tiếng trong các ấn phẩm quảng cáo của các hãng sau này.
Quảng cáo năm 1922 – Slogan “Thirst knows no season” (Mùa nào cũng khát) – Đánh dấu cho việc quảng cáo có quy mô và tổ chức. Lần đầu tiên hãng không chỉ tiếp thị đồ uống cho mùa hè mà ngay cả trong mùa đông.
Quảng cáo năm 1930 do nghệ sĩ lừng danh Norman Rockwell thiết kế. Poster là hình ảnh một nhân viên trẻ mang Cocacola cho ông chủ (4h chiều) với slogan đầy ý nghĩa “The pause that refreshes”. Poster này chiếm vị trí thứ 3 trong 100 quảng cáo hay nhất thế kỷ 20
Quảng cáo Coca cola năm 1941 – Merry Cokema. Nhìn poster không có vẻ gì là đặc biệt nhưng trên thực tế từ sau quảng cáo này hình ảnh ông già Noel mập mạp trong bộ quần áo đỏ mới bắt đầu được phác họa (trước đó ông già Noel được khoác lên mình nhiều bộ cánh khác nhau). Nó được thiết kế bởi họa sĩ người Chicago Haddon Sundblom
Quảng cáo năm 1944 – “Bubbles in Battle” được thiết kế trong thời gian thế chiến 2 đang bước vào giai đoạn căng thẳng nhất. Khi tấm áp phích này ra đời đã nhận được sự hưởng ứng của hàng triệu người bởi nội dung là hình ảnh một chàng lính Mỹ vui vẻ khi nhận ra người quen là “Coke” trên chiến trường châu Âu. Nó xuất phát từ lời cam kết của chủ tịch Robert Woodruff khi hứa sẽ bán cho mọi quân nhân Mỹ mỗi chai Coke với giá đúng 1 đồng bạc dù ở bất nơi đâu trên thế giới. Giữ đúng lời cam kết đó, Coke đã thành lập 64 nhà máy đóng chai khắp châu Âu để có thể cung cấp sản phẩm trên khắp các chiến trường..
Quảng cáo năm 1970 – The Red & White. Tên chiến dịch xuất phát từ màu sắc chủ đạo của Coke là đỏ và trắng. Đây là một phần trong chiến dịch “It’s the real thing” được tiến hành trong nhiều năm.
Quảng cáo năm 1971 – “I”d Like to Teach the World to Sing”. Thực chất đây là một đoạn phim trong đó một dàn bé gái xếp hàng trên đỉnh nùi vùng đồng quê Italia hát ca khúc “I”d Like to Teach the World to Sing” (Em muốn dạy cả thế giới hát). Quảng cáo này tạo tiếng vang rất lớn khi mong muốn một thế giới hạnh phúc và thậm chí nó còn được coi là bài hát hòa bình trong thời kỳ chiến tranh ở Việt Nam.
Quảng cáo năm 1984 – Khoảng lặng thể thao (Athletic Pause). Nó được tung ra khi Thế Vận hội Amsterdem 1982 vừa diễn ra và Coke là người đi đầu trong các sự kiện tài trợ thể thao.
Quảng cáo năm 1994 – Beary Christmas. Coca đã thể hiện sự vượt trội của mình trong các chiến dịch marketing khi lần đầu tiên sử dụng đồ họa vi tính để tạo hình ảnh chú gấu cực bắc uống Cocacola. Nó không chỉ mang lại sự thích thú cho người tiêu dùng mà còn tạo ra đột phát trong ngành quảng cáo thế giới.
Quảng cáo năm 2014 – Coca là tài trợ số 1 cho thế vận hội Olympic Sochi – Hàn Quốc
Thông tin thêm: những mẫu chai của Cocacola qua các năm
Tổng hợp