Trong bài viết trước chúng tôi đã đưa ra 4 lưu ý khi xây dựng website bán hàng trực tuyến, sau đây là 4 lưu ý tiếp theo mà các bạn có thể tham khảo.
5. Sử dụng bản đồ chỉ dẫn
Một trong những yếu tố giúp website tạo được tin tưởng cho khách hàng là có địa chỉ và cách thức liên lạc rõ ràng. Những thông tin này thường được thêm vào cuối trang hoặc có một mục riêng. Thay vì để khách hàng phải dựa vào địa chỉ đó rồi lại lên mạng tra tìm thì tại sao bạn không tích hợp luôn chức năng bản đồ chỉ dẫn vào website của mình.
Tại một số website bán hàng trực tuyến đã áp dụng Google Maps và nhận được rất nhiều phản hồi tích cực. Khách hàng biết được địa chỉ của cửa hàng có thể dễ dàng tìm kiếm đường đi từ vị trí của mình tới cửa hàng.
6. Đa dạng hóa công cụ thanh toán trực tuyến
Xác định bán hàng trực tuyến bạn nên khai thác tối đa những tiện ích và lợi thế của hình thức kinh doanh này so với bán hàng truyền thống, một trong số đó là thanh toán trực tuyến. Trước đây đối với hình thức bán hàng từ xa, cách thông thường được áp dụng là nhờ bưu điện thu hộ hoặc chuyển khoản ngân hàng. Nhưng khi công nghệ phát triển việc thanh toán đã dễ dàng hơn nhiều, chỉ vài thao tác khách hàng đã thực hiện xong các giao dịch.
Sử dụng dịch vụ của ngân hàng điện tử là cách đơn giản nhất, tiếp đến là cổng thanh toán, ví điện tử, thanh toán qua thẻ điện thoại,…Website của bạn nên được tích hợp nhiều công cụ thanh toán trực tuyến khác nhau, giúp khách hàng đa dạng hóa lựa chọn.
Một điều cần lưu ý là bạn phải đảm bảo an toàn thông tin cho khách khi thực hiện thanh toán trực tuyến, sử dụng chứng thư số SSL và giao thức HTTPS là những cách tối ưu nhất. Nhưng bên cạnh đó cũng phải có hệ thống chống hacker, ăn cắp dữ liệu,…
7. Kết hợp mạng xã hội
“Buôn có bạn, bán có phường”, câu nói này dù là bán hàng truyền thống hay trực tuyến đều đúng cả. Với kinh doanh online thì đó là sự liên kết giữa các website với nhau, đặc biệt là các mạng xã hội.
Hiện nay mạng xã hội đang ở đỉnh cao của sự phát triển, với hàng trăm triệu tài khoản, số lượng người truy cập và dữ liệu lưu trữ lên tới con số khổng lồ. Mạng xã hội đang dần trở thành một thế giới ảo nơi mọi người giao tiếp, chia sẻ cảm xúc, thậm chí là kinh doanh tại đó. Vậy thì không có lý do gì để bạn bỏ qua việc liên kết với thị trường đầy tiềm năng này.
Việc kết hợp mạng xã hội trên website có thể là bạn tích hợp tính năng “thích” bài viết của Facebook, Twitter, +1 của Google,…hay tính năng chia sẻ, bình luận của những mạng xã hội này.
Khi thực hiện những điều này website của bạn “vô tình” sẽ được quảng bá đến hàng triệu người dùng mà không mất một đồng chi phí nào. Không cần nói nhiều chắc bạn cũng biết được những lợi ích mà mình có thể có được rồi chứ.
8. Xây dựng chuyên mục tư vấn sản phẩm cho website bán hàng trực tuyến
Chuyên mục tư vấn sản phẩm mặc dù chỉ mang tính chất phụ trợ nhưng hiệu quả mà nó mang đến rất lớn. Khách hàng khi mua sắm trực tuyến thường rất hay lo lắng về chất lượng sản phẩm, họ luôn muốn được tìm hiểu kĩ càng hơn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Vì vậy nếu website của bạn có một mục riêng chuyên đi phân tích, đánh giá các sản phẩm một cách chi tiết, khách quan hoặc đưa ra những hình ảnh thực tế của sản phẩm đó thì chắc chắn sẽ thuyết phục khách hàng hơn.
Chuyên mục này sẽ giúp website của bạn gây dựng được uy tín với khách hàng một cách dễ dàng hơn rất nhiều.
Trên đây là một số lưu ý khi bán hàng trực tuyến mà chúng tôi muốn đưa ra để các bạn có thể tối ưu hóa website của mình, giúp việc kinh doanh diễn ra dễ dàng hơn.
11 bí quyết thành công trong công việc và cuộc sống (P2)
11 bí quyết thành công trong công việc và cuộc sống (P2)
Những lưu ý khi xây dựng website bán hàng trực tuyến (P1)