Những bẫy tuyển dụng trực tuyến sinh viên dễ mắc lừa dịp cuối năm

Vào những ngày cuối năm, sinh viên chấp nhận hi sinh những ngày nghỉ quý giá, đi làm thêm để có thu nhập. Tuy nhiên cũng chính vì hiểu tâm lý nôn nóng muốn nhanh chóng kiếm tiền dịp tết cùng sự thiếu hiểu biết mà không ít đối tượng lợi dụng thời điểm này để tung ra các chiêu lừa khiến sinh viên sập bẫy.

Những thông tin tuyển dụng lừa đảo tràn lan trên các trang rao vặt

Dưới đây tôi sẽ giới thiệu một số công việc lừa đảo được mọi người truyền tai nhau trên mạng xã hội.

1. Nhập mã captcha

Đây là công việc phổ biến nhất mà các sinh viên thường gặp phải khi tìm việc trên Internet. Những dòng chữ tuyển dụng như “công việc làm thêm tại nhà lương khủng”, “kiếm 3-4 triệu/ tháng chỉ với một chiếc laptop” hay “công việc làm thêm với những người không có nhiều thời gian”… đã thu hút hàng nghìn người tham gia, đặc biệt là những tân sinh viên. Thực chất của việc tuyển nhân viên đánh máy tại nhà là nhập những đoạn mã captcha nhưng nó không đơn thuần là việc gõ lại ký tự theo mẫu mà ta phải giải mã để có thể gõ chính xác.

Bản thân tôi khi còn là sinh viên năm thứ 3 cũng từng tham gia ứng tuyển công việc đánh máy vi tính của công ty TNHH thương mại  – dịch vụ công nghệ cao Đức Anh tại một văn phòng trên tầng 8 phố Chùa Hà, Cầu Giấy.  Khi tìm đến văn phòng, tôi rất ngạc nhiên bởi cơ sở vật chất khá nghèo nàn, chỉ có một bàn tiếp tân, vài bàn giấy và ghế nhựa. Nói là phỏng vấn nhưng thực chất chỉ là dò hỏi một số thông tin không quan trọng sau đó người tuyển dụng thao thao bất tuyệt giới thiệu về công ty “Trụ sở chính của công ty tại TPHCM, đây là văn phòng chính tại Hà Nội. Ngoài ra còn có một số văn phòng đại diện khác ở Thanh Xuân”.

Trụ sở công ty Đức Anh tại Chùa Hà (nguồn ảnh: Báo đời sống pháp luật)

Sau đó anh phỏng vấn tôi giới thiệu về công việc “Công việc chính là nhập mã, mỗi mã dài thường khoảng 5-10 ký tự, 95% là dễ nhìn còn 5% còn lại chỉ mang tính thử thách, phân hóa nhân viên giỏi khá. Em sẽ được hưởng lương dựa trên số mã nhập được, nhập nhiều được thưởng nhiều. Cứ 1.000 mã công ty trả 15.000 đồng. Nghe có vẻ nhiều nhưng nếu em giỏi máy tính chỉ cần mất 30 là gõ được 1000 mã. Nếu em làm tích cực thì một ngày có thể kiếm được 100.000 VNĐ, thậm chi là hơn”. Ngoài ra còn có một số yêu cầu như trong vòng 2 tháng phải hoàn thành hơn 30 nghìn mã và công ty sẽ trả lại tiền đóng ban đầu, nếu không hoàn thành công ty không gửi lại tiền nhưng vẫn nhận được lương bình thường.

Anh phỏng vấn yêu cầu tôi nộp gần 200 nghìn tiền phần mềm và in thẻ làm việc. Mặc dù nghe số tiền khá hấp dẫn nhưng đã được bạn bè khuyên nên tôi xin phép đóng tiền sau và trở về nhà. Nhưng một người bạn của tôi cũng đã tham gia vào công việc đó và sau đó mới biết được rằng mình bị lừa bởi việc gõ mã captcha rất khó vì vừa phải nhanh và vừa phải chính xác. Thời gian cho mỗi chuỗi ký tự này chỉ 15s, dù có tinh mắt đến mấy cũng không thể hoàn thành chính xác được. Nếu gõ sai nhiều tài khoản bị khóa và phải đóng tiền để xin lại.

Mã captcha rất khó nhập chính xác trong thời gian ngắn

Không chỉ bạn tôi mà rất nhiều người cũng đã bị lừa bởi công việc tuyển dụng này. Chỉ cần lên google, gõ cụm từ “công việc nhập liệu tại nhà” hoặc “lừa đảo nhập mã capcha”… sẽ có hàng nghìn kết quả, bài báo vạch trần thủ đoạn của những công ty tuyển dụng như vậy. Và để đạt được số tiền như trong thông tin tuyển dụng là điều không tưởng. Ví dụ một ngày bạn là chuyên gia máy tính, cứ 40 phút hoàn thành 1000 mã, trung binh sau 3 giờ là 4000 mã, một tháng là 120.000 mã. Như vậy một tháng sẽ nhận được khoảng 1.8 triệu đồng. Bạn hoàn toàn có thể hiểu được những gì tôi nói ở trên.

 

>> Có thể bạn chưa đọc:

Giải pháp hoàn hảo khi lựa chọn thiết kế website vnmaster.net

Bắt kịp xu hướng kinh doanh thời trang cuối năm 2017 đầu 2018

bảng giá website doanh nghiệp

2. Kinh doanh đa cấp

Hình thức kinh doanh đa cấp không xấu đã được chính phủ thừa nhận, thông qua công việc này mọi người sẽ học được cách giao tiếp, thuyết phục. Nhưng hiện nay do sự phát triển tràn lan mà nhiều người đã lợi dụng, làm biến dạng hình thức kinh doanh này, lừa đảo sinh viên để chuộc lợi. Đặc biệt vào dịp cuối năm, đánh trúng tâm lý muốn có thật nhiều tiền, mau làm giàu, một số kẻ lợi dụng sinh viên thiếu hiểu biết bằng những lời mời chào như “Cần tuyển nhân viên bán hàng theo giờ không cần kinh nghiệm, ưu tiên sinh viên, được làm việc trong môi trường năng động với mức lương từ 70.000-90.000 đồng/ca”.

Bẫy kinh doanh đa cấp khiến nhiều sinh viên mắc phải

Để có thể kiếm được tiền, công việc chính của những người này là phải nhiệt tình tư vấn, lôi kéo người khác tham gia, nhưng những người bị hại tiếp theo chung quy lại là gia đình, bạn bè. Tháng 11/2011 tôi và một người bạn trường Giao thông nhận được cuộc điện thoại giới thiệu tới một công ty mỹ phẩm OLF, tôi khá là vui vì đang cần kiếm tiền chơi tết. Khi tôi đến đã thấy rất nhiều sinh viên như mình đang ở đó chờ đợi được phỏng vấn và câu hỏi quen thuộc mọi người nhận được là ước mơ bạn là gì? bạn có thích làm giàu từ hồi còn sinh viên không? Mỗi tháng bố mẹ bạn phải gửi lên bao tiền? Bạn có muốn bố mẹ tiếp tục phải chịu khổ không…?

Sau đó ảnh phỏng vấn bọn tôi vẽ ra giấy mô hình kinh doanh đa cấp trông rất khoa học giữa đơn vị sản xuất và người tiêudùng. Anh còn đưa ra hàng loạt ví dụ về các tỷ phú thế giới hiện nay với khả năng quản lý tài chính, đồng thời lôi ra một số loại mỹ phẩm và làm các thí nghiệm để chứng minh tính thuyết phục của sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Và cuối cùng để được nhận vào công ty, mình cần phải đóng 160 nghìn tiền lệ phí đăng ký.

Công ty Thiên Ngọc Minh Uy-  mô hình bán hàng đa cấp chuyên lừa đảo sinh viên (thời sự VTV1)

Ngoài ra sau khi đăng ký, để bán hàng hiệu quả người phỏng vấn còn khuyên nhân viên nên bỏ tiền của bản thân mua hàng trước vì nếu đi bán mà không có hàng ít ai tin. Đồng thời trong quy trình, bạn cần phải giới thiệu được rất nhiều người tham gia để nhận được thù lao. Chính vì vậy danh sách nạn nhân bán hàng đa cấp ngày một kéo dài.

Vì sao mà kinh doanh đa cấp lại dễ dụ sinh viên như vậy? Thứ nhất là sinh viên có thể kiếm được thu nhập trang trải cuộc sống, giúp đỡ gia đình. Thứ hai: được học kỹ năng sống, thay đổi bản thân. Thứ ba: Khả năng diễn thuyết của người phỏng vấn rất lôi cuốn, họ vẽ ra tương lai sáng lạn cho các bạn sinh viên.

Cơ hội kinh doanh online cho 40 triệu người

Tăng doanh thu gấp 3 lần khi kinh doanh online không còn khó nữa. Tìm hiểu ngay Công ty thiết kế web bán hàng và  báo giá thiết kế website bán hàng  để bắt đầu thúc đẩy doanh số của bạn nào.

3. Một số công việc khác

“Nhập mã captcha”, “Kinh doanh đa cấp” chỉ là 2 trong số những công việc tuyển dụng sinh viên dễ mắc lừa dịp cuối năm. Trên fanpage “Những trò lừa đảo sinh viên cần biết” (hơn 30 nghìn thành viên), mọi người liên tục truyền tai nhau, đề cao cảnh giác với rất chiêu trò tuyển dụng cuối năm. Ngoài ra các thành viên còn chia sẻ địa chỉ các công ty chuyên lừa đảo sinh viên. “Nhà mình đã ai nghe về Công ty cổ phần quốc tế Việt Am chưa? Đề phòng nhé, nó lừa khủng đấy, có người mất cả chục triệu” hay “Thời gian này các công ty lừa đảo hoạt động rất mạnh mẽ, chủ yếu nhằm vào những sinh viên mới vào trường và muốn đi làm thêm giúp đỡ gia đình. Hiện tại nhiều địa chỉ đã thay đổi và còn đổi cả tên nhà tuyển dụng, tên công ty… do đó các bạn phải hết sức cẩn thận” chỉ là 2 trong hàng trăm chia sẻ của các thành viên.

Một số công việc như nhặt bóng tại sân tennis, tìm việc thông qua công ty môi giới, bán vé du lịch, quảng cáo rao vặt trên mạng xã hội….. cũng thường xuyên xuất hiện lừa đảo.

Đặc điểm chung của những đơn vị lừa đảo:

Công việc ứng tuyển mang tính chất chung chung, không cụ thể. Thường là rất nhàn hạ (theo như thông tin tuyển dụng). Thời gian nộp hồ sơ thường kéo dài, khác hẳn với các công ty chính thống (thời gian chỉ khoảng 1 tháng)

Tên công ty khác nhau nhưng lại phỏng vấn tại một địa chỉ nhất định. Phải nộp một khoản tiền nhất định để làm phí, cài đặt phần mềm… Nếu bạn nói không có tiền, họ sẽ yêu cầu đặt cọc một ít để giữ chỗ.

Mong rằng với những chia sẻ của mình về những bẫy tuyển dụng trên, các bạn trẻ nhất là tân sinh viên hãy thật sự cảnh giác, đừng vì những mức lương trên trời mà “tiền mất tật mang”.


Chia sẻ bài viết này