Làm giàu không khó, đó chỉ câu nói nhằm động viên mọi người làm giàu mà thôi. Thực chất làm giàu ko dễ chút nào cả, nếu không nói là phải chịu muôn vàn đắng cay, khổ cực trước khi muốn đặt chân lên thảm đỏ của vinh quang.
Sinh viên khởi nghiệp khi mới ra trường rất dễ thất bại
Khát khao làm giàu, khát khao được thành đạt là một điều đáng mừng trong giới trẻ ngày nay, nhưng chỉ đam mê thôi thì chưa đủ, bạn cần phải có một cái đầu biết nghĩ, phải có cái tâm và sự kiên cường. Muốn có cái đầu biết vận động chẳng có cách nào khác là phải học.
Những doanh nhân vĩ đại như Bill Gates, Richard Branson, hay Mark Zuckerberg không phải là những “học trò dốt”, họ không đi học bởi đã có sự lựa chọn của riêng mình – họ có sẵn tố chất và tầm nhìn, những thứ mà kiến thức nhà trường không thể đáp ứng được cho họ. Tuy nhiên, nhiều người lại nảy sinh tư tưởng: “Đại học không phải là con đường duy nhất để thành công”, nhưng nếu không phải là Bill Gates thì đừng mong đổi đời nếu không có học hành.
Cơ hội kinh doanh online cho 40 triệu người
Tăng doanh thu gấp 3 lần khi kinh doanh online không còn khó nữa. Tìm hiểu ngay Công ty thiết kế web bán hàng và báo giá thiết kế website bán hàng để bắt đầu thúc đẩy doanh số của bạn nào.
Xuất phát điểm có thể là khác nhau, nhưng mong muốn cuối cùng của tất cả đều là chạm được cái đích cần đến. Nếu không sở hữu trí tuệ thiên bẩm như họ, bạn đừng cố gồng mình vào “vai diễn” quá sức này để rồi phải tạo ra một cái kết thảm bại cho cuộc đời. Vì vậy, học hành chăm chỉ và trau dồi về lượng là xuất phát điểm đầu tiên mà chúng ta nên làm.
Các bạn sinh viên khởi nghiệp ngày nay rất hứng thú làm giàu, trên các diễn đàn khởi nghiệp hay những buồi trà chanh vỉa hè luôn là nơi để các bạn trao đổi, và chia sẻ những ấp ủ của bản thân. Một số bạn mải miết kinh doanh, quên mất cả nhiệm vụ chính của mình là học, thậm chí có bạn sẵn sàng bỏ họ để chạy theo đam mê làm giàu với tư tưởng bản thân sắp được đổi đời nhanh chóng.
Ngay cả khi đang tạo ra lợi nhuận thì đó cũng chỉ là xuất phát điểm ban đầu của một cuộc chạy đua marathon đường dài mà thôi, không có gì là cơ sở chứng minh bạn đang có một nền móng vững chắc cả. Thị trường kinh tế luôn biến động từng giờ, ngay cả những tập đoàn nổi danh nhất nhì cũng có thể bị phá sản ngay lập tức bởi sự biến động đó, vậy một Start up nhỏ nhoi của bạn có gì để đảm bảo sự bền vững và phát triển sau này?
Vì vậy, chỉ có học mới giúp con người ta mở mang tầm nhìn, tư duy sâu rộng để chèo lái con thuyền sự nghiệp vượt qua cơn sóng gió nguy nan. Quãng đời sinh viên là lúc chúng ta cần phải trau dồi kiến thức nền móng, kiến thức xã hội để bổ sung cho lượng. Khi lượng đã đủ tầm tự nhiên sẽ sinh ra chất mới, và đó là lúc tới tầm để bạn khởi nghiệp kinh doanh cho mình.
Khi học đại học/cao đẳng nền giáo sẽ đạo tạo cho bạn các kỹ năng chuyên môn giúp bạn có một cái nghề để mưu sinh trong cuộc sống, nhưng cái nghề này sẽ chưa thể dùng ngày được. Bằng cấp thời nay không còn giá trị quá lớn như trước, nó chỉ là một điều kiện cần, giống như một loại giấy chứng nhận bạn đã qua đào tạo cơ bản. Nếu muốn được tuyển dụng thì phải có kinh nghiệm thực tế, có năng lực làm việc thực sự. Đây là một thứ cực kỳ thiếu của các sinh viên ra trường hiện nay và hầu như đều không đáp ứng được đòi hỏi của doanh nghiệp.
Kinh nghiệm lấy ở đâu ra? Nhiều bạn nghĩ là đi làm thêm kiểu như làm quán cơm, làm giúp việc, hay một công việc phụ trợ nào đó là sẽ có kinh nghiệm thực tế. Tuy nhiên, đấy không phải là kinh nghiệm mà những doanh nghiệp lớn họ cần, bởi những mối quan hệ mà bạn tiếp cận được quá hạn hẹp, không đủ để phát triển những kỹ năng bạn cần.
Khi ở trường, hay năng nổ tham gia các phong trào, hoạt động đoàn sẽ giúp bạn tiếp cận được nhiều hơn và có thêm nhiều kỹ năng hơn. Khi tuyển dụng, doanh nghiệp thường đánh giá rất cao về những khả năng này của bạn. Vào những đợt làm đề tài thực tập cơ sở, hay đồ án tốt nghiệp đại học hãy tham gia thực tập tại các doanh nghiệp trẻ, có môi trường năng động, sáng tạo, bạn sẽ vỡ lẽ thêm được nhiều điều mới mẻ thực tiễn mà trong sách vở không bao giờ có.
Khi ra trường, dù đã có tấm bằng, có kinh nghiệm cũng đừng nóng vội khởi nghiệp luôn. Hãy dành một vài năm “lăn lộn” trong các doanh nghiệp để tích lũy thêm kinh nghiệm, đam mê và ý chí sắt đá cho bản thân. Xét về tuổi tác, người ta đã xác định rằng những start-up thành công nhất được tạo ra bởi những người có độ tuổi trung bình là 28 tuổi rưỡi. Bởi vậy, bạn không cần quá lo lắng rằng mình sẽ qua mất cái tuổi đầy nhiệt huyết và năng lượng.
Có thể bạn quan tâm:
Đôi điều bạn học được từ sự thành công của Victoria Beckham
9 điều thú vị có thể bạn chưa biết về tỷ phú Bill Gates
8 câu nói tiếp lửa từ những CEO hàng đầu thế giới