Khởi nghiệp với 7 bài học từ doanh nhân nổi tiếng

Bill Gates, Warren Buffett, Richard Branson hay các CEO triệu phú trẻ tuổi như Michelle Phan, David Karp, Evan Spiegel,… đã không còn là những cái tên xa lạ trong làng doanh nhân nổi tiếng thế giới. Trước khi nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và trở thành niềm mơ ước của giới kinh doanh, họ cũng phải bước đi trên con đường khởi nghiệp đầy khó khăn. Nhưng làm thế nào để thành công và lướt băng băng trên những con đường ấy mà ít vấp váp nhất.

Hãy tham khảo 7 bài học kinh nghiệm dưới đây về những sơ sẩy đầu đời của những doanh nhân đi trước.

1. Lắng nghe

Simon Olson – nhà đầu tư mạo hiểm kiêm lãnh đạo doanh nghiệp mới Google Brazil đã nói: “Do hoàn cảnh bắt buộc, các doanh nhân phải là người có ý chí và bản lĩnh nhưng cũng cần biết lắng nghe và tiếp thu những ý kiến đóng góp”.

Không ai sinh ra mà trở nên hoàn hảo và hiểu biết mọi thứ về kinh doanh. Do đó, ngoài việc tự tin và quyết đoán trong công việc, một nhà lãnh đạo thông minh cũng cần biết lắng nghe để tìm ra con đường tốt nhất. Nhân viên làm việc theo giờ chỉ dành 30% thời gian để lắng nghe, trưởng phòng dành 60% còn giám đốc điều hành cần 75% hoặc hơn thế. Lẽ thiết yếu, để thành công hơn bạn cần lắng nghe nhiều hơn.

2. Biết chọn lọc

Nhiều ý kiến đều cho rằng bạn sẽ sớm nhận ra khởi nghiệp là không phải lời khuyên nào cũng đúng. Những bài học làm giàu từ các tỉ phú trên thế giới thường rất thú vị và thôi thúc khiến người ta muốn làm giàu. Nhưng một sự thật bạn cần biết rằng, giữa hàng triệu người trên thế giới mới xuất hiện một doanh nhân như vậy.

Axel Schultze – người sáng lập công ty hỗ trợ khởi nghiệp Society3 đã nói một cách ngắn gọn: “Đừng quá tin tưởng vào bất cứ lời khuyên nào, kể cả lời khuyên của tôi”. Hay người cùng quan điểm Babak Navi phát biểu: “ Có khi bản thân người đưa ra lời khuyên còn chẳng biết họ làm gì ấy chứ. Trông bề ngoài thì có vẻ ổn thỏa nhưng bên trong lại rối như tơ vò. Thế nên khi đọc những ý kiến chia sẻ trên Quora cũng phải cẩn thận”. Bạn nên biết mình đang có nhưng gì và cần những gì cho quá trình khởi nghiệp, từ đó lựa chọn con đường đi tốt nhất dựa trên bài học của các doanh nhân thành công.

3. Tiền là tiên là phật

Khi bắt tay vào khởi nghiệp, ý tưởng, niềm tin hay niềm đam mê là những yếu tố rất quan trọng nhưng mọi thứ chỉ thực sự có ý nghĩa khi bạn có tiền.

Tài chính luôn là nỗi lo khi khởi nghiệp

Các doanh nghiệp mới là minh chứng điển hình nhất cho câu “năng nhặt chặt bị”. Đừng ảo tưởng rằng công ty của bạn sẽ nhanh chóng trở thành doanh nghiệp tiền tỷ trong tương lai nên vội tiêu xài hoang phí. Với doanh nghiệp mới, điều quan trọng nhất chính là tồn tại được. Thực tế cho thấy rằng mỗi ngày có hàng trăm công ty non trẻ bị phá sản khi ra mắt thị trường chưa được bao lâu. Và hết tiền chính là lý do khiên các doanh nghiệp nhanh chết nhất.

Chuyên gia công nghệ Twain Lia ví von: “Tiền là vua, kiểm soát được ban quản trị là hậu, cổ phần là xe. Bạn không thể mất một trong ba quân này ngay từ đầu ván cờ”.

Cơ hội kinh doanh online cho 40 triệu người

Tăng doanh thu gấp 3 lần khi kinh doanh online không còn khó nữa. Tìm hiểu ngay báo giá website và công ty thiết kế web bán hàng  để bắt đầu thúc đẩy doanh số của bạn nào.

 

4. Kỳ vọng quá nhiều

Một chủ đề khác luôn được bàn luận sôi nổi là việc “đếm cua trong lỗ” của doanh nghiệp về thời điểm doanh nghiệp sẽ ăn nên làm ra hay quy mô thị trường có thể đạt được.

Ước mơ và ham muốn làm giàu thì bất cứ một doanh nhân nào cũng có, tuy nhiên đừng vội ảo tưởng về tương lai khi bạn chưa biết ngày mai sẽ như thế nào. Aaron Franklin – người đồng sáng lập LazyMeter viết: “Nhiều thứ diễn ra châm hơn ta kỳ vọng. Hãy xác định các ước tính của bạn phải xê dịch tới 2 – 3 lần”. Hay doanh nhân John Greathouse thậm chí trích dẫn nguyên tắc “nhân bốn” của Mouse Driver: “Cái gì cũng sẽ kéo dài gấp 4 lần thời gian mà bạn dự kiến, tốn gấp 4 lần số tiền bạn dự trù. Còn kết quả kiểu gì cũng chỉ bằng ¼ những gì bạn mong đợi”.

5. Hãy quan tâm hơn đến bản thân

Bạn luôn đặt ra những tiêu chuẩn cao vời vợi và giữ thái độ không khoan nhượng với vấn đề cải thiện sản phẩm? Đó là điều tất nhiên. Nhưng những doanh nhân kỳ cựu cũng khuyến cáo bạn rằng phải cân bằng nỗ lực đó với một chút nương nhẹ cho bản thân.

Bắt tay vào khởi nghiệp đã là cả một sự cố gắng vô cùng lớn, bạn không thể nào đi tới cuối con đường nếu không biết yêu bản thân và giữ một tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ. Jason M. Lemkin – người sáng lập công ty phần mềm chữ ký EchoSign chia sẻ: “Bài học quan trọng nhất mà tôi nhận ra (dù hơi muộn) là nếu bạn làm được bất cứ điều gì, kể cả ở giai đoạn non nớt nhất, bạn cũng phải tự thưởng cho mình về điều đó và tranh thủ phát huy nó”.

6. Đây không phải là bộ phim trinh thám

Bạn không cần phải làm gì cũng giấu diếm hay che đậy vì các đối thủ của bạn không có nhiều thời gian và tai mắt đến mức rình mò từng động thái của công ty bạn.

Olson nói: “người ta (bao gồm cả các nhà đầu tư) chẳng rỗi hơi mà theo dõi, đánh cắp ý tưởng của bạn làm gì. Thế nên đừng cố gắng bảo mật, bưng bít thông tin một cách thái quá”.

7. Làm việc tại nhà không đem lại hiệu quả

Giải quyết và làm việc tại nhà nghe có vẻ ổn khi bạn không mất thời gian đi lại và không tốn tiền thuê địa điểm. Nhưng trên thực tế, đa số các doanh nhân cho rằng hiệu quả của làm việc tại nhà không cao như ta tưởng .

Franklin khuyên rằng: “Nó chỉ là phương án cuối cùng khi bạn không còn lựa chọn nào khác. Còn không, hãy ra quán cà phê hoặc khu văn phòng nào đó nghiêm túc để làm việc”.


Chia sẻ bài viết này