Mỹ phẩm giả bày bán tràn lan trên thị trường trực tuyến

Kinh doanh mỹ phẩm online đang được nhiều người lựa chọn để khởi nghiệp khi Internet ngày càng trở nên phổ biến và nhu cầu mua hàng online tăng lên. Tuy nhiên bên cạnh các shop bán hàng chính hãng, có thương hiệu thì rất nhiều cá nhân vì lợi nhuận trước mắt mà bất chấp rao bán mỹ phẩm giả, không rõ nguồn gốc gây hoang mang trong dư luận và để lại hậu quả nặng nề cho người tiêu dùng.

Miếng mồi ngon không thể bỏ

Có thể nói chưa bao giờ kinh doanh mỹ phẩm trực tuyến lại mở rộng như hiện nay. Chỉ cần một phép thử đơn giản, vào google gõ từ khóa : “Mỹ phẩm giá rẻ” hoặc “mỹ phẩm xách tay”, chỉ trong vòng 0.3 giây sẽ có hàng chục triệu kết quả liên quan, hoặc bạn có thể tham gia vào một số group bán hàng online trên mạng xã hội facebook thấy dầy đặc các quảng cáo mỹ phẩm.

Những lời quảng cáo đầy “mị lực” với khách hàng

Cùng với những con số ấn tượng trên, nguồn gốc xuất xứ mỹ phẩm được các cá nhân chia sẻ cũng rất đa dạng từ hàng xách tay Pháp, Đức, Thái, Hàn Quốc, Nhật… đến mỹ phẩm handmade trắng da, trị mụn, dưỡng da toàn thân nhưng tuyệt nhiên không thấy bất kỳ trang mua bán nào thể hiện mỹ phẩm xách tay từ Trung Quốc. Đi kèm với những sản phẩm “hấp dẫn” đó là những lời chào mời, giới thiệu sản phẩm “trên trời” như: “Kem dưỡng da xuất xứ từ Hàn Quốc giúp da căng mịn 24/24” hay “Thanh lý cửa hàng – sale tới 50% giá trị mỗi loại mỹ phẩm”.

Giá cả của những loại mỹ phẩm này thường rẻ hơn so với thị trường ví dụ như kem dưỡng trắng toàn thân có trọng lượng từ 45-50g sẽ được bán với giá 200.000 đồng. Đặc biệt để tăng thêm tính chân thật, các chủ shop còn cung cấp thêm những hình ảnh minh họa hoặc tin nhắn phản hồi của khách hàng. Không ai có thể kiểm chứng về những hình ảnh được cung cấp trên mạng nhưng trên thực tế nó luôn tạo được sự hấp dẫn không thể cưỡng.

> Có thể bạn chưa đọc

7 tuyệt chiêu sử dụng Facebook để thăm dò đối thủ cạnh tranh

Bắt kịp xu hướng kinh doanh thời trang cuối năm 2017 đầu 2018

bảng giá website doanh nghiệp

Rước họa khi mua mỹ phẩm giả từ facebook

Không thể đánh đồng toàn bộ những người kinh doanh mỹ phẩm online bởi rất nhiều trong số họ bán sản phẩm thật, chính hãng nhưng có thể khẳng định tình trạng mỹ phẩm giả đội lốt hàng hiệu trở nên quá phổ biến. Theo một số cán bộ quản lý thị trường, phụ trách công tác chống hàng giả, hàng nhái cho biết hầu hết sản phẩm rao bán trên mạng là hàng “Made in China” và hình ảnh sản phẩm giới thiệu trên các trang mạng chỉ mang tính minh họa cho hấp dẫn.

Câu chuyện về anh chàng sử dụng kem trắng da giả bị dị ứng từng gây xôn xao trên mạng

Ngay cả những khách hàng từng mua mỹ phẩm trên mạng cũng phải kêu trời vì chất lượng. Chị Hồng chia sẻ trên website “Khoảng giữa năm 2014 thị trường rộ lên sử dụng phấn lạnh Thái Lan, mình cũng mò mẫm lên mạng xã hội và mua về dùng thử. Nhưng khi sử dụng không mát như trong quảng cáo, dùng nhiều cơ thể cảm thấy khó chịu, nổi mẩn đỏ sau đó mình sợ luôn không bao giờ mua mỹ phẩm quảng cáo trên mạng nữ”.

Không may mắn như chị Hồng, bạn có nickname hoanganh chia sẻ trên diễn đàn làm cha mẹ “Em từng mua một lọ kem lột mụn trên group mua hàng online trên facebook. Để cẩn thận em không dám sử dụng toàn thân nên chỉ sử dụng vùng da 2 cánh tay nhưng không ngờ có hiện tượng lột da liên tục. Chỉ cần dùng móng tay cào nhẹ trên da tay là một lớp da mỏng tróc ra liền. Em phải bỏ lọ mỹ phẩm đó và tìm đến bác sĩ thì được thông báo là thuốc giả sinh ra dị ứng, điều trị gần 1 tháng mới khỏi”.

Hậu quả của việc sử dụng mỹ phẩm giả

Hiện nay cư dân mạng trên facebook đang lan truyền thông tin về mỹ  phẩm Ecolly xuất xứ từ Trung Quốc gây ung thư da với gần 3 nghìn lượt chia sẻ. Hầu hết các loại này đều có hàm lượng thủy ngân vượt quá mức quy định và gây hại cho sức khỏe con người về lâu về dài. Mặc dù chưa xác định được mức độ tin cậy của thông tin này nhưng có thể nói người tiêu dùng đang tỏ ra khá hoang mang trước việc mỹ phẩm giả  được bán tràn lan trên mạng

Thông tin về tác hại của mỹ phẩm giả tràn lan trên mạng xã hội

Người tiêu dùng phải tự bảo vệ mình

Việc kinh doanh mỹ phẩm giả, không rõ nguồn gốc mặc dù vi phạm pháp luật nhưng do số lượng người sử dụng facebook quá lớn cùng với đặc trưng về thông tin của mạng xã hội này mà việc kiểm soát chúng vô cùng khó khăn. Trong ngày 23 – 24/1/2015 lực lượng chức năng đã thu và tiêu hủy gần 7 tấn mỹ phẩm không hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Theo một cán bộ làm công tác bảo vệ người tiêu dùng chia sẻ trên báo tiền phong: người tiêu dùng mua mỹ phẩm không rõ nguồn gốc qua mạng, không hóa đơn chứng từ nên khi xảy ra sự cố, hàng kém chất lượng, mỹ phẩm gây dị ứng, viêm da, tổn hại tới sức khỏe cũng không biết khiếu kiện ai, công ty nào. Họ tự biến mình thành “chuột bạch” thí nghiệm mỹ phẩm giả.

Fanpage nhận biết mỹ phẩm giả do người tiêu dùng lập nên

Do xuất hiện rất nhiều trường hợp bị lừa mua phải mỹ phẩm giả, hiện nay người tiêu dùng cũng tự đứng lên thành lập các diễn đàn, fanpage để cảnh báo hành vi lừa đảo. Fanpage “Cảnh báo shop bán mỹ phẩm Hàn Quốc giả” liên tục cập nhật thông tin về các shop, website bán mỹ phẩm made in China nhưng đội lốt các thương hiệu lớn, cảnh báo cho nhau những trường hợp lừa đảo hay  cách phân biệt hàng fake và chính hãng.

Cần cân nhắc khi sử dụng mỹ phẩm mua trên mạng

Tuy nhiên nhìn chung các chủ shop kinh doanh mỹ phẩm online có vô vàn các cách khác nhau để qua mặt người tiêu dùng và để mua được hàng chính hãng cần phải có một kiến thức rộng. Để bảo vệ bản thân tốt nhất bạn nên tìm đến những địa chỉ bán uy tín và nếu gặp phải tình trạng lừa đảo phải báo cho cơ quan chức năng ngay lập tức.

Cơ hội kinh doanh online cho 40 triệu người

Tăng doanh thu gấp 3 lần khi kinh doanh online không còn khó nữa. Tìm hiểu ngay Công ty thiết kế web bán hàng và  báo giá thiết kế website bán hàng  để bắt đầu thúc đẩy doanh số của bạn nào.


Chia sẻ bài viết này