Bán hàng đa kênh đang là cách tăng doanh thu hiệu quả, quan trọng là bạn đã sẵn sàng?

Tại sao nên chọn omnichannel – bán hàng đa kênh trong kinh doanh?

Ngày nay, người tiêu dùng ngày càng tự chủ và thuận tiện hơn khi mua sắm nhờ sự đa dạng các kênh bán hàng, như cửa hàng bán lẻ truyền thống, cửa hàng bán lẻ trực tuyến hay các trang thương mại điện tử lớn.

Theo thống kê Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam, Việt Nam hiện có tới 50% người sử dụng điện thoại thông minh để truy cập internet và mua sắm trực tuyến. Như vậy, nếu bỏ qua kênh online là bạn đang đánh mất cơ hội bán hàng cho hơn 40 triệu người Việt.

Dĩ nhiên khi bán hàng online là xu hướng chắc chắn, và bạn có thể thu hút nhiều khách hàng hơn khi tạo ra các phương thức mua sắm đa dạng, khách hàng có thể mua trực tiếp, hoặc chỉ nằm nhà cũng có thể mua được thứ mình cần thông qua đặt hàng website. Và bài toán tăng doanh thu cho các chủ shop ngày nay chắc chắn sẽ không thể bỏ qua bán hàng đa kênh, hay còn gọi là omnichannel marketing.

Tận dụng omnichannel tìm kiếm khách hàng mới

Người tiêu dùng thường mua sắm tại cửa hàng và mua sắm online nhiều hơn 30% giá trị so với người mua hàng truyền thống chỉ ở một kênh. Chính vì lẽ đó, người bán hàng online có thể sử dụng lợi thế này tạo cho khách hàng những lựa chọn mua sắm trực tuyến hay mua sắm ở cửa hàng thậm chí cửa hàng đó chỉ là một cơ sở tạm thời.

Các doanh nghiệp, nhà kinh doanh cần phân tích dữ liệu trang truy cập trực tuyến để hiểu được khách hàng tiềm năng đang ở khu vực nào, để từ đó phát triển được cơ sở hạ tầng để phục vụ họ chu đáo. Ví dụ, có những sự kiện lễ hội đáng chú ý nào mà khách hàng của bạn hay tham gia không? Họ có thói quen, hành vi như thế nào? ..

Ví dụ điển hình là về thương hiệu dẫn đầu bán hàng online là chuỗi bán lẻ Beemart, với 4 chi nhánh cửa hàng, kết hợp cùng website bán hàng đa kênh Kinh Doanh Việt, cô chủ 8x của chuỗi bán lẻ này đạt được doanh thu hàng tỷ đồng mỗi tháng qua các kênh: cửa hàng, website, fanpage và các hội chợ triển lãm.

Điều đó cho thấy không nhất thiết bạn phải đầu tư vài trăm triệu đồng vào một cửa hàng bán lẻ để xây dựng trải nghiệm đa kênh cho khách hàng đâu. Hãy đơn giản tạo ra một trải nghiệm mua sắm đa phương diện, đâu cũng được, chỉ cần là khách hàng tiềm năng của bạn đang hiện diện ở đó.

Omnichannel marketing lên ngôi khi trào lưu Webrooming bùng nổ

Rất nhiều người cho rằng khi phát triển thương mại điện tử cũng chính là khai tử các cửa hàng bán lẻ truyền thống. Nhưng rõ ràng cả hai vẫn đem lợi cho khách hàng, và phát triển cộng sinh cho nhau.

Chúng ta đã quá rõ với câu chuyện phổ cập smartphone ở Việt Nam, hầu như ai cũng sở hữu một chiếc smartphone để giải trí, chụp ảnh thả thính, hay lướt web tìm kiếm thông tin sản phẩm mà họ thích… Và thường mọi người sẽ tìm hiểu sản phẩm trên mạng trước, sau khi ưng ý với kiểu dáng, hình thức sẽ trực tiếp đến cửa hàng để xem (hoặc đặt hàng nếu không có cửa hàng cố định). Đây gọi là xu hướng webrooming và đặc biệt giới trẻ hiện nay đều thích ứng với xu hướng mua sắm này.

Thực tế, chuyện kinh doanh ngày nay khá dễ dàng từ khi có xuất hiện internet. Không cần phải bỏ ra số vốn hàng trăm triệu để thuê địa điểm, xây dựng một cửa hàng chính thống, nhiều người thậm chí chỉ cần 10 triệu đồng là có thể kinh doanh online ngay lập tức.

Bằng cách thông báo rõ ràng cho người tiêu dùng muốn thấy và cảm nhận sản phẩm trước khi đặt hàng, các chủ shop online có thể giảm hoặc hạn chế việc cân nhắc trước khi mua và chốt luôn đơn hàng. Khi đã nhận biết được những gì khách hàng đang cần khi trải nghiệm kênh bán hàng đa kênh, doanh nghiệp có thể tăng doanh số bán hàng mà không cần đầu tư vào cửa hàng bán lẻ truyền thống.

Thích nghi với lợi ích kèm theo của bán hàng đa kênh

Rõ ràng là khi mua hàng online người tiêu dùng hưởng được nhiều ưu thế như: sự minh bạch khi mua hàng, thỏa  mãn nhu cầu mua sắm, nhiều lựa chọn mà giá cả lại phải chăng. Đồng nghĩa với việc này, là các chủ shop cần tập trung vào thúc đẩy những lợi thế này để làm hài lòng hơn nữa cho người tiêu dùng, bất kể họ đặt hàng hay mua sắm bằng phương thức nào.

Website bán hàng nên bao gồm cả thông số hàng tồn thực, giá cả của những sản phẩm tương tự của những nhà bán lẻ khách nhau, gợi ý những sản phẩm đi kèm mà người tiêu dùng có thể mua thêm, tạo sự tiện lợi trong các phương thức giao hàng bằng cách hợp tác với nhiều đơn vị vận chuyển, trợ giúp trực tuyến thông qua cài đặt các ứng dụng chat ngay trên web, vận chuyển và giao hàng nhanh chóng.

Một khi bạn có thể đưa cho khách hàng nhiều lợi ích khi mua hàng bằng phương pháp đa kênh (omnichannel), bạn sẽ dễ dàng hơn để thuyết phục khách hàng tiềm năng mua hàng cho mình, bằng cách giúp họ cảm thấy thoải mái và thuận tiện khi họ quyết định mua sắm.


Chia sẻ bài viết này