“Mổ xẻ” đối thủ cạnh tranh Alibaba và Amazon

Chắc hẳn bất kỳ ai cũng đều biết đến Alibaba.com và Amazon.com bởi đây là hai trang thương mại điện tử lớn nhất thế giới hiện nay. Tuy nhiên thì cũng có rất nhiều hiểu lầm khi mọi người thường đánh đồng và xem chúng như là đối thủ cạnh tranh “không đội trời chung”. Mặc dù là một “đồng đẳng” Thương mại điện tử khổng lồ nhưng Alibaba và Amazon lại có rất nhiều điểm khác biệt. Vậy chúng thực sự là kẻ thù hay tất cả chỉ là phóng đại?

 

Hình 1: “Mổ xẻ” Alibaba và Amazon: Kẻ thù thực sự hay phóng đại

 

Trong bài này, chúng ta sẽ cùng mổ xẻ và so sánh hai trang thương mại điện tử hàng đầu này trên nhiều khía cạnh khác nhau để tìm ra câu trả lời thích đáng xem chúng là đối thủ cạnh tranh thực sự hay chỉ là phóng đại thôi nhé!

Lịch sử hình thành, phát triển và vị trí hiện tại

Hầu hết các độc giả đều đã quen thuộc với lịch sử của Amazon. Vào giữa những năm 90, Jeff Bezos đã thành lập trang thương mại điện tử này, bắt đầu bằng việc tập trung hoàn toàn vào mặt hàng sách. Sau nhiều năm phát triển và mở rộng thì cho đến nay, Amazon đã thực sự trở thành một trong những “người khổng lồ”, là một trong những nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất ở Bắc Mỹ và được biết đến trên toàn thế giới.

 

Hình 2: Alibaba và Amazon ra đời như thế nào?

 

Trong khi đó, “đối thủ cạnh tranh” Alibaba được thành lập tại Trung Quốc bởi Jack Ma vào năm 1999. Jack Ma là một người không hề am hiểu về công nghệ và kinh doanh. Ông là một giáo viên tiếng Anh, đã từng thất bại ở cả hai dự án kinh doanh của mình. Nhưng bất chấp mọi khó khăn, thử thách và sự thất bại đó, ông đã quyên tiền từ gia đình, bạn bè và quyết tâm khởi nghiệp lại từ đầu với trang thương mại điện tử Alibaba.com – một cổng thông tin B2B giúp kết nối các doanh nghiệp phương Tây với các nhà sản xuất tại Trung Quốc. Kể từ đó, công ty đã dần phát triển và trở thành công ty thương mại điện tử lớn nhất thế giới (đo bằng cả doanh thu và giá trị công ty).

 

Xem thêm: thiết kế web thanh hóa

thiết kế website bán điện thoại

 

Triết lý kinh doanh

Triết lý kinh doanh là vấn đề vô cùng cần thiết đối với bất cứ doanh nghiệp nào, thể hiện mục tiêu, định hướng hoạt động trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp đó. Chỉ cần so sánh vấn đề này, chúng ta hoàn toàn có thể phát hiện ra những điểm khác biệt giữa Alibaba và Amazon khiến chúng không hẳn đã là những đối thủ cạnh tranh của nhau.

 

Mục tiêu lâu dài của Jeff Bezos là xây dựng công ty trở thành một trung tâm khách hàng lớn nhất trên thế giới. Chính kết quả hiện này cũng đã thể hiện được điều đó, khi mà Amazon đã thực sự phát triển một cách mạnh mẽ, từ giá cả, chính sách giao nhận hàng đến hoạt động hỗ trợ khách hàng đều vô cùng ấn tượng.

 

Hình 3: Alibaba và Amazon: đối thủ cạnh tranh hay phóng đại?

 

Trong khi đó thì Jack Ma cùng với Alibaba lại có một trọng tâm hoàn toàn khác. Trong cáo bạch IPO, ông đã chia sẻ: “Định hướng của chúng tôi rất đơn giản: Chúng tôi muốn giúp các doanh nghiệp nhỏ tăng trưởng bằng việc giải quyết vấn đề của họ thông qua công nghệ Internet. Chúng tôi chiến đấu cho các “anh chàng nhỏ bé”. Kể từ khi thành lập vào năm 1999, chúng tôi đã giúp hàng triệu doanh nghiệp nhỏ vươn đến được một tương lai tươi sáng hơn.”.

 

Mục tiêu của Alibaba là giúp các doanh nghiệp nhỏ, có thể thấy là hoàn toàn trái ngược với mục đích của “đối thủ cạnh tranh” Amazon là hướng đến khách hàng. Nếu như Amazon “đấu tranh” để giành lợi ích tốt nhất cho khách hàng thì Alibaba lại làm điều đó vì các doanh nghiệp trực tuyến nhỏ trên toàn thế giới.

Mô hình kinh doanh

Alibaba nổi tiếng khắp thế giới như một cổng thông tin B2B tuyệt vời, nhưng đó lại không phải là lý do khiến cho nó được nhiều người biết đến như hiện nay. Taobao, nơi mà Alibaba thực sự tìm kiếm lợi nhuận và làm giàu cho thương mại điện tử Trung Quốc mới chính là yếu tố quyết định đến sự thành công.

 

Hình 4: Alibaba

 

Taobao là bộ phận kinh doanh chủ yếu của Alibaba, chiếm đến hơn 80% doanh thu, bao gồm hai thuộc tính chính:

 

– Thứ nhất là Taobao Marketplace (tương tự như eBay), cho phép người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhỏ đưa hàng hóa của mình ra để mua bán.

 

– Thứ hai là Taobao Mall (giống như Amazon), là một nền tảng B2C, cho phép các doanh nghiệp lớn xây dựng thương hiệu, tiếp xúc và bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng.

 

Hiện nay, xét trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Trung Quốc thì hoạt động bán hàng trên chợ Taobao đã chiếm đến hơn 80% của tất cả các giao dịch mua bán trực tuyến. Điều quan trọng cần lưu ý là Alibaba chỉ tạo thuận lợi cho các giao dịch giữa người mua và người bán. Họ thực hiện hoạt động quản lý thị trường và nhận các khoản hoa hồng nhỏ chứ không hề giữ – bán bất cứ một hàng hóa nào của chính mình.

 

Hình 5: Amazon

Xem thêm:

Thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp

Báo giá thiết kế web

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trong thương mại điện tử như thế nào?

 

Với “đối thủ cạnh tranh” Amazon thì lại khác, họ tham gia trên cả hai thị trường. Truy cập vào Amazon.com, bạn không chỉ có thể tìm thấy hàng ngàn sản phẩm được cung cấp bởi các doanh nghiệp thuộc bên thứ ba mà còn có thể tìm thấy cả những sản phẩm được cung cấp trực tiếp bởi chính nó. Do đó mà trong rất nhiều trường hợp, Amazon dường như đang cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp cùng những ai đang sử dụng nền tảng trang thương mại điện tử của họ để bán hàng.

 

Tiếp tục mổ xẻ hai đối thủ cạnh tranh này trên một số khía cạnh khác tại đây.

(Tổng hợp từ www.ecommercefuel.com)


Chia sẻ bài viết này