Hiện tại, vụ việc “con ruồi nửa tỷ” trong chai nước giải khát Number One của công ty Tân Hiệp Phát đang được cư dân mạng lan truyền với tốc độ chóng mặt. Bất cứ là ai khi biết được đầu đuôi câu chuyện đều có những ý kiến, bức xúc riêng. Có người thì cho rằng Tân Hiệp Phát mạnh tay như vậy là điều cần thiết nên làm nhưng ngược lại, cũng có không ít người phản đối cách xử trí thiếu thông minh này khi họ cố tình giăng “bẫy” để đưa người nông dân ra giá 500 triệu đồng cho 1 con ruồi trong chai nước vào vòng lao lý.
Vụ việc “con ruồi nửa tỷ” trong chai nước ngọt của Tân Hiệp Phát đang được lan truyền rộng rãi
Trước đây ít ngày, anh Võ Văn Minh (Cái Bè, Tiền Giang) đã phát hiện ra 1 con ruồi trong chai nước giải khát Number One chưa mở nắp nên đã liên hệ với công ty Tân Hiệp Phát và 2 bên đã thỏa thuận cái giá cho sự im lặng là 500 triệu đồng. Tuy nhiên, đồng thời, phía Tân Hiệp Phát lại tố cáo công an khiến anh Minh bị bắt tại trận khi đến địa điểm giao dịch với tội danh âm mưu tống tiền, cưỡng đoạt tài sản.
Cách xử trí của Tân Hiệp Phát bị “ném đá” tơi bời
Sau vụ việc, trong khi công an Tiền Giang đã xác minh trong chai nước ngọt Number One đó là có ruồi và chưa mở nắp thì đại diện phía Tân Hiệp Phát vẫn khẳng định “dây chuyền máy móc công nghệ của công ty rất hiện đại, không bao giờ xảy ra những sự cố như vậy.” Họ vẫn đang trông chờ 1 kết quả “lật ngược tình thế” đó là con ruồi trong chai nước là do người khác ngụy tạo.
Đại diện phía Tân Hiệp Phát phủ định việc có ruồi trong chai nước ngọt Number One
Theo đại diện của công ty Tân Hiệp Phát cùng những người đồng tình cách giải quyết thẳng tay của họ, Luật bảo vệ người tiêu dùng đã quy định nếu người tiêu dùng có mua phải sản phẩm lỗi thì phía nhà sản xuất phải thu hồi và đổi lại bằng sản phẩm hoàn chỉnh. Nhưng hành vi với âm mưu tống tiền, uy hiếp doanh nghiệp là không thể chấp nhận được. “Tân Hiệp Phát đường hoàng thì cứ việc đường hoàng mà làm thôi”.
Xem Thêm
8 câu nói tiếp lửa từ những CEO hàng đầu thế giới
10 mẫu giày thể thao khó lòng có thể phân biệt thật giả
báo giá thiết kế website bán hàng
Ngược lại với ý kiến trên, Luật sư Nguyễn Tấn Thi (Đoàn Luật sư Tp. HCM) lại cho rằng theo Luật bảo vệ người tiêu dùng, nếu ở trong trường hợp như anh Minh thì hoàn toàn có thể khiếu nại, đòi bồi thường mà bước đầu sẽ là công tác thương lượng với nhà sản xuất. Luật quy định trong thương lượng này, anh Minh cũng có thể sử dụng mọi biện pháp mà pháp luật không cấm và có quyền đưa ra số tiền bồi thường theo ý kiến cá nhân. Còn về trường hợp anh Minh nói sẽ gây thiệt hại cho công ty thì đó chỉ là lời cảnh báo hậu quả nhằm giành lợi thế trong thương lượng của một người tiêu dùng so với 1 tổ chức doanh nghiệp lớn mà thôi chứ không phải là lời đe dọa.
Anh Võ Văn Minh – người đã ra giá 500 triệu cho 1 con ruồi trong chai nước ngọt
Kết quả cuối cùng vẫn là do bên công ty Tân Hiệp Phát quyết định, hoặc là chấp nhận vì lợi ích của mình, hoặc là tự tin với sự trong sạch mà không đồng ý. Trong trường hợp không đồng ý, anh Minh hoàn toàn có quyền yêu cầu tòa án giải quyết. Nói qua nói lại, Luật sư Thi cũng bày tỏ quan điểm rằng về mặt luật pháp, anh Minh không sai nhưng về mặt đạo đức thì có thể hơi quá bởi yêu cầu mức bồi thường rất lớn.
Riêng về Tân Hiệp Phát, từ một sự vụ khủng hoảng về chất lượng sản phẩm của công ty, nay đã trở thành 1 cuộc khủng hoảng truyền thông mà theo Blogger Nguyễn Ngọc Long đã nhận định: “Tân Hiệp Phát đang có 1 cuộc khủng hoảng truyền thông nhẹ trên báo chí và khủng hoảng nặng trên mạng xã hội” bởi cách hành xử của một kẻ lật lọng.
Vụ việc lần này lại làm mọi người nhớ đến vụ chai trà xanh có gián giá 50 triệu đồng cũng của chính công ty Tân Hiệp Phát. Họ đã xử lý 2 tình huống này theo cùng 1 cách đó là đổ tội cho người khác, biến mình thành kẻ bị hại và chuyển trọng tâm chú ý của giới truyền thông sang vấn đề khác nghiêm trọng hơn đó là âm mưu giàn dựng sau đó uy hiếp, tống tiền doanh nghiệp.
Chuyên gia truyền thông Khuất Quang Hưng (Giám đốc đối ngoại công ty FMCG của Mỹ tại Việt Nam) nhận định đây là cách xử lý khủng hoảng khá rõ ràng nhưng tàn nhẫn, vì nó có thể đẩy một con người hoặc thậm chí cả một gia đình đi tới bước đường cùng. Nó thể hiện lối hành xử thiếu tính nhân văn và thiếu đi cái giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Khi không giữ được giá trị cốt lõi thì sớm hay muộn, doanh nghiệp cũng sẽ lụi tàn.” Th.s Đặng Thanh Vân (CEO Thanhs Brand – Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu) cũng có đồng quan điểm này khi cho rằng, Tân Hiệp Phát đang thực hiện chính sách “điều hướng truyền thông” sai lầm.
Cơ hội kinh doanh online cho 40 triệu người
Tăng doanh thu gấp 3 lần khi kinh doanh online không còn khó nữa. Tìm hiểu ngay báo giá website và công ty thiết kế web bán hàng để bắt đầu thúc đẩy doanh số của bạn nào.
Mất nhiều hơn được
Những tưởng mọi chú tâm sẽ bỏ qua hướng bất lợi về chất lượng sản phẩm, nhưng toàn bộ người tiêu dùng lại đang bị “găm” trong đầu với hình ảnh chai nước Number One có ruồi hay sự khơi gợi của những vụ trước đây của Tân Hiệp Phát như nước Dr. Thanh bị kết tủa trước thời hạn sử dụng hay chai trà xanh có gián. Đồng thời, Blogger Nguyễn Ngọc Long cũng bày tỏ quan điểm của mình cho rằng “cái tình trong câu chuyên của Tân Hiệp Phát đang rất có vấn đề. Nếu thực sự Tân Hiệp Phát có tâm và khôn khéo nhất thì khi anh Minh đưa ra đòi hỏi tiền bạc “quá đáng”, họ nên phân tích cho người đó hiểu, thậm chí có thể mời luật sư, nhờ hội bảo vệ người tiêu dùng vào cuộc để dĩ hòa vi quý, tránh bất lợi cho cả 2.
Blogger Nguyễn Ngọc Long nhìn nhận về cách xử lý truyền thông của “hãng nước ngọt có ruồi”
Thử hỏi người tiêu dùng sẽ nghĩ sao khi 1 công ty lớn mạnh như Tân Hiệp Phát, có tiền, có quan hệ lại “lật lọng” đẩy 1 người nông dân “thấp cổ bé họng” vào trong vòng lao lý, tù túng? Đành rằng người nông dân này có lòng tham, đòi bồi thường với giá khá lớn nhưng thông thường, người tiêu dùng sẽ đứng về phía kẻ yếu, đó là đại diện của người tiêu dùng. Từ đó, cái mất lớn nhất của Tân Hiệp Phát sẽ là giảm sút trầm trọng niềm tin của người tiêu dùng.
Thực tế hiện tại, những thông tin gần như bất lợi cho Tân Hiệp Phát đã được phát tán rộng rãi và trở thành tâm điểm chú ý trên các diễn đàn và trang mạng xã hội, nhiều người tiêu dùng hình thành ác cảm với thương hiệu Number One, ảnh hưởng đến doanh thu về sản phẩm này của các cửa hàng bán lẻ, bán buôn và chính Tân Hiệp Phát. Mặc dù thời điểm cận Tết, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tăng rất cao nhưng dính phải scandal này, Tân Hiệp Phát chắc chắn cũng ít nhiều “lao đao” và cụ thể là sản phẩm nước giải khát Number One sẽ khó tiêu thụ hơn.
Cũng có một số người lại suy nghĩ phải chăng đây là một chiêu trò PR của Tân Hiệp Phát, nhưng theo Blogger Nguyễn Ngọc Long cũng khẳng định nếu đây là cách họ làm thương hiệu thì họ đã bị thất bại thảm hại bởi đường đi nước bước xử lý khủng hoảng thực sự thiếu khôn khéo, mềm mỏng.