5 mẹo ngôn ngữ cơ thể tuyệt hay bạn nên biết!

Bên cạnh lời nói, ngôn ngữ cơ thể là thứ ngôn ngữ biểu không thể thiếu với mỗi người. Nó được sử trong các buổi thuyết trình, buổi họp hay kể cả trong những cuộc trò chuyện thông thường hàng ngày. Ngôn ngữ cơ thể có thể biểu hiện những thái độ riêng và tác động hiệu quả đến người nghe không kém gì lời nói. Những nhà kinh doanh, những nhà diễn thuyết hay người dẫn chương trình nổi tiếng luôn biết làm chủ được ngôn ngữ cơ thể. Với họ, nó không phải những hành động bâng quơ mà hoàn toàn có chủ đích, bổ trợ cho lời nói.

Sau đây là 5 bí quyết ngôn ngữ cơ thể dành cho bạn:

Giao tiếp bằng mắt

 

Giao tiếp bằng ánh mắt là điều quan trọng và cơ bản nhất khi nói chuyện với người khác. Dù lời nói của bạn có sắc sảo và hay đến đâu nhưng ánh mắt lờ đờ, không dám nhìn thẳng vào người đối diện sẽ khó tác động hay truyền cảm hứng đến cho họ. Lơ là trong ánh mắt sẽ khiến người nghe cảm giác bạn hồi hộp, lo lắng và thiếu tập trung.

Ngay từ khi bắt đầu cuộc nói chuyện, bạn phải chú ý giao tiếp bằng mắt. Ánh mắt cần nhìn thẳng vào mắt người đối diện song không nhìn chằm chằm. Đôi khi hãy đưa mắt nhìn xung quanh để giảm tải sự căng thẳng. Ánh mắt phải tạo được sự tập trung và thân mật vừa đủ để làm người nghe cảm thấy thoải mái.

Gật đầu

 

Gật đầu là hành động bộc lộ rõ ràng nhất rằng bạn đang lắng nghe và đồng tình. Sử dụng cử chỉ này trong khi nói những câu khẳng định hay đồng ý thường phát huy tác dụng rất tốt, làm người nghe tin tưởng và thoải mái.

Tuy nhiên gật đầu quá nhanh và liên tục lại khiến tạo cảm giác thiếu kiên nhẫn và thúc giục người nghe. Hãy gật đầu chầm chậm để thể hiện được rằng bạn đang đồng tình và toàn tâm toàn ý lắng nghe người khác nói!

Chú ý đến những tiểu tiết

Ngồi nghịch áo, xoay nhẫn, kiểm tra điện thoại hoặc đan ngón tay, nắn bóp tay chân … – những hành động nhỏ tưởng như vô hại này có thể gây mất tập trung vào cuộc trò chuyện. Đồng thời thể hiện rằng bạn đang mất kiên nhẫn, buồn chán, lo lắng hoặc bồn chồn. Hãy luôn chú tâm vào những cử chỉ nhỏ nhặt, vô thức này để ngăn chúng làm ảnh hưởng với cuộc trò chuyện và thái độ của người nghe.

Để tay xa khỏi mặt

 

Hãy chú ý để tay xa ra khỏi mặt. Bởi nếu không chú ý, khi tay chạm vào mặt thể hiện rất nhiều thông điệp giao tiếp tiêu cực. Ví dụ như khi tay chạm miệng có thể chỉ ra rằng bạn đang nói dối, khi chạm vào tai có thể biểu hiện rằng bạn đang không biết câu trả lời hoặc không chắc chắn. Tay chạm vào cổ có thể thể hiện sự chán nản. Tay chạm vào cằm có thể biểu hiện rằng bạn đang phán xét điều gì đó!

Luôn giữ tư thế hoàn hảo

Gù lưng hay ngồi vặn vẹo, ngồi lệch chắc chắn không phải tư thế nên dùng. Nhưng ngồi thẳng, cứng đờ như một tấm bảng cũng không phải tư tế chuẩn. Để giao tiếp, diễn tuyết hiệu quả, hãy luôn ở trong tư thế thoải mái, nhẹ nhàng và ung dung. Ngồi nghiêng người về phía trước thể hiện rằng bạn đang lắng nghe và tham gia. Ngồi dựa về phía sau thể hiện được sự thư giãn và quyền lực của bạn.

 

 

Luôn thể hiện sự thích thú lắng nghe người khác khi giao tiếp và điều đặc biệt bạn nên nhớ là đứng hay ngồi cũng phải thật ngay ngắn, chững chạc, trông thoải mái và tự tin. Khi bạn muốn nhấn mạnh một ý nào đó, hoặc muốn thể hiện sự thích thú với những gì người khác đang nói, bạn có thể rướn người về phía trước một chút nhưng không nên chồm quá sát, tránh ảnh hưởng tới không gian của người đối diện.

 


Chia sẻ bài viết này