Khủng hoảng kinh tế: Lửa thử vàng, gian nan thử trí (phần 1)

Khủng hoảng kinh tế thường được nhắc đến trong nỗi lo sợ, kinh hoàng của nhiều doanh nghiệp, công ty và người dân ở khắp nơi trên thế giới bởi nó đi kèm với nợ nần, nợ xấu, phá sản,…Tuy nhiên đó mới chỉ là mặt trái, ở một khía cạnh khác chúng ta vẫn có thể nhìn đó như một ngưỡng cửa phân định giữa những người kinh doanh thực sự tài năng và không tài năng, giữa sự chấm dứt của những xu hướng lỗi thời và những cơ hội mới đang mở ra, giữa người có khả năng thích ứng và nắm bắt xu thế nhanh nhạy và những người không. Thực tế cuộc sống đã có những cá nhân, tập thể thành công trong những giai đoạn khó khăn như vậy đáng để chúng ta học hỏi.

1. Procter Gamble được tạo dựng trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 1837

Thợ làm nến William Procter và ông chủ sản xuất xà phòng James Gamble đã hợp lực để thành lập một cơ sở sản xuất hàng tiêu dùng ở Cincinnati. Đây là một bước kinh doanh mạo hiểm vì tình hình kinh tế của giai đoạn khủng hoảng tài chính lúc này kéo dài tới 6 năm. Các cuộc di dân ồ ạt đến phương Tây trở thành nguyên nhân dẫn đến sự tăng giá đất đai và nạn lạm phát. Dưới thời Tổng thống Mỹ Martin Van Buren, sự phá sản của hàng loạt ngân hàng nước này cũng như sự lo sợ đã khiến cho nền kinh tế vốn đã yếu kém càng trở nên nhanh chóng suy sụp. Nhưng Procter & Gamble đã tồn tại và giúp cơ sở sản xuất hàng tiêu dùng của hai doanh nhân có them rất nhiều hợp đồng béo bở trong việc cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho quân đội Liên bang trong thời Nội chiến.

Hiện nay: Procter & Gamble” đã xây dựng được một chuỗi thương hiệu nổi tiếng tại Hoa Kỳ như Tide, Pampers, Oral-B, Iams, Pantene, Duracell và Pringles. Cổ phiếu của công ty vẫn giữ được tính ổn định so với cổ phiếu của các đối thủ như “Johnson & Johnson” hay “Colgate-Palmolive”. Doanh số của P&G càng ngày càng mạnh lên: năm 2008, công ty thu về 83.5 tỉ đô-la, lợi nhuận ròng là 12,1 tỉ đô-la. Người tiêu dùng vẫn thích sử dụng sản phẩm của hang, bất chấp tình hình kinh tế thế giới có nhiều khó khăn và biến động.

2. IBM được thành lập trong thời kỳ Suy thoái kéo dài 1873-1896

Giai đoạn này bao gồm hàng loạt các sự kiện “đau buồn”: sàn chứng khoán Viên sụp đổ, luật đúc tiền từ năm 1873 được thông qua mà theo đó, giá trị chuẩn của bạc không còn hiệu lực khiến cho các nhà đầu tư không có cơ hội tạo dựng liên minh dài hạn. Các ngân hàng Hoa Kỳ lâm vào cảnh phá sản hàng loạt và tạo nên nạn khủng hoảng kéo dài 20 năm từ 1873 đến 1893. Nhưng ba chiến dịch khởi sự của Tabulating Machine Company, International Time Recording Company và Computing Scale Corporation – trong giai đoạn này đã đưa ra công nghệ mới đáp ứng nhu cầu cần thiết lúc bấy giờ, bất chấp nền kinh tế đang trong tình trạng ngàn cân treo sợi tóc. Ví dụ, đồng hồ tính thời gian làm việc của công nhân được coi là điều quan trọng và cần thiết, khi mà nền sản xuất công nghiệp của thời trước đó nở rộ. Ngoài ra, các máy móc tổng hợp-phân tích cũng có ý nghĩa quan trọng đối với việc tính toán sự gia tăng dân số do làn song di dân. Ba công ty này đã hợp nhất vào năm 1911 thành tổ hợp “Computing-Tabulating-Recording Company” để rồi sau đó đổi tên thành IBM.

Hiện nay: Thành công vang dội của IBM trong thập niên 60 đã khiến cho Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã phải nhảy vào cuộc điều tra chống độc quyền mà hậu quả là IBM đã chịu khá nhiệu thiệt hại, trong hàng thập kỷ sau này, và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi tận gốc trong hoạt động kinh doanh của IBM. Đầu thập niên 90 là khoảng thời gian không mấy tốt đẹp đối với công ty này. Dưới sự lãnh đạo của Lou Gerstner, công ty đã xem xét lại mô hình kinh doanh của mình bằng cách tổng hòa cả sản phẩm lẫn dịch vụ. Năm 2008, công ty đã thu được 103,6 tỉ đô-la.

3. “General Electric” được sinh ra trong thời kỳ khủng hoảng 1873

Cuộc khủng hoảng năm 1873 đã mở đầu cho một thời kỳ suy thoái kéo dài, khi hang đầu tư Jay Cooke & Co. Lâm vào cảnh phá sản và dẫn đến việc đóng cửa sàn chứng khoán New York NYSE mấy ngày sau đó. Cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra sau các sự kiện này kéo dài 6 năm trời. Đây là tín hiệu cho thấy thời điểm lý tưởng đã đến để tạo dựng phòng thí nghiệm riêng cho mình chăng? Thomas Edison đã tự hỏi mình như vậy và quyết định mở một phòng thí nghiệm tại TP. Menlo Park vào năm 1876, và sau đó 3 năm, ông đã cho ra đời chiếc bong điện đầu tiên của mình. Cũng thời gian này, tình hình khủng hoảng đã có dấu hiệu chững lại. Mặc dù các điều kiện kinh tế thời gian này cũng không có gì khả quan cho đến tận năm 1896 nhưng Edison đã chuẩn bị sức mạnh cho mình để xây dựng công ty có tên gọi “Edison General Electric Company”. Năm 1896, “Edison GE” lần đầu tiên trong lịch sử được xuất hiện trong bảng xếp hạng Dow Jones Industrial Average.

Hiện nay: Năm 2008, doanh thu của GE đạt mức 183 tỉ đô-la, dù lợi nhuận ròng giảm xuống 19%. Lợi nhuận từ các mảng sản phẩm tiêu dùng và công nghiệp trong vòng một năm đã giảm xuống mức 65%, lợi nhuận của GE Capital giảm xuống gần mức 30%. Mặc dù mảng năng lượng cho thấy mức tăng trưởng lợi nhuận, song công ty vẫn phải đối mặt với khả năng khó khăn trong năm 2009.

Bí quyết xây dựng doanh nghiệp triệu đô

Những bài học kinh doanh thực tế và ý nghĩa


Chia sẻ bài viết này