Bạn đang là chủ một siêu thị, chuỗi các cửa hàng…ngày nào bạn cũng đau đầu không biết quản lý việc kinh doanh của mình như thế nào. Thậm trí là thuê rất nhiều nhân công để thực hiện công việc quản lý cho bạn nhưng điều ấy lại càng khiến bạn không yên tâm.
Không xác định được doanh thu , lãi lỗ trong ngày?
Băn khoăn không biết trong kho còn hàng hay hết?
Không biết nhân viên mình có gian lận sau lưng mình không?
Bạn cảm thấy mệt mỏi với việc suốt ngày phải cộng sổ?
Không xác định được mặt hàng nào đang bán chạy, bán chậm?
Quên các khoản nợ với khách hàng, nhà cung cấp…
Ghi ngờ nhân viên không chung thực…
Thực tế gần như các ông chủ kinh doanh đều có tâm trạng như bạn, hiểu được tậm trạng đó nên đã có máy tính tiền và phần mềm quàn lý bán hàng ra đời để giúp các “ông chủ” thoát khỏi những rắc rối trong việc kinh doanh của mình. Nhưng vì có quá nhiều công cụ quản lý đôi khi họ lại không biết chọn cái gì phù hợp cho mình, máy tính tiền hay phần mềm quản lý?
Mình đã thấy có khá nhiều chủ đề khác nhau xoay quanh câu hỏi “Nên sử dụng phần mềm bán hàng hay máy tính tiền?” từ khá nhiều diễn đàn như: lamchame, webtretho, yahoo answer,… Hôm nay, mình xin được mạo muội chia sẻ bài viết này với kinh nghiệm đã một vài năm trong lĩnh vực bán lẻ. Đây là kinh nghiệm được rút ra sau khi mình đã được trực tiếp triển khai phần mềm bán hàng và tư vấn cho khá nhiều khách hàng là: Siêu thị, minimart, shop thời trang, chuỗi cửa hàng online…
Trước tiên, mình xin khẳng định rằng cái mà các công ty luôn rêu rao “phần mềm bán hàng hay máy tính tiền của tôi là tốt nhất”. Xin thưa, không có cái gì là tốt nhất, chỉ có cái phù hợp mà thôi. Và nếu có bên nào trong quá trình trao đổi với bạn mà có chê các phần mềm bán hàng của các công ty khác, thì bạn nên tham khảo kỹ lại phần mềm của chính người đang tư vấn cho bên bạn: Liệu phần mềm của bạn đó có thật sự tốt không, có được nhiều khách hàng không, và sự phản hồi của khách hàng có tốt không, bạn ấy liệu có thực sự hiểu được phần mềm của đối thủ không…
Mình có đọc một bài viết: “Đừng bao giờ nói xấu những công ty đối thủ. Ngược lại, hãy công nhận những thành công của họ và làm cho khách hành nhận thấy rằng công ty của bạn còn có nhiều ưu việt hơn. Khách hàng sẽ ấn tượng về thái độ lịch sự và “chơi đẹp” của bạn. Trong kinh doanh, uy tín của được coi là thứ tài sản vô giá và có tầm ảnh hưởng sống còn đối với doanh nghiệp. Với danh tiếng lẫy lừng trên thương trường, công ty bạn hầu như sẽ không gặp phải trở ngại đáng kể nào trong việc chinh phục khách hàng, tăng định mức sản phẩm, tuyển dụng lao động cũng như thu hút nhân tài, huy động vốn đầu tư và giành thắng lợi trong các họp đồng kinh doanh. Tuy nhiên, trong môi trường cạnh tranh đang ngày càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết, đã bao giờ bạn nghĩ đến việc tạo dựng và nâng cao uy tín của công ty mình thông qua cách hành xử với những đối thủ mà ngày ngày bạn đang phải đối mặt? Mình chia sẻ vấn đề này vì mình thấy đã tham gia vào lĩnh vực kinh doanh thì chắc chắn bạn sẽ có đối thủ.
XEM TIẾP