Kinh doanh đồ handmade – Thấu hiểu thị trường ắt sẽ thành công

Theo chia sẻ của một số bạn trẻ, thu nhập trung bình hàng tháng khi kinh doanh đồ handmade rơi vào khoảng từ 4 – 5 triệu, thậm chí là chục triệu trong các dịp lễ quan trọng như noel, valentine,…

Từ vài năm trở lại đây, đồ handmade (hay còn gọi là DIY – do it yourself) đã chiếm được nhiều cảm tình của người dùng, bởi nó không chỉ gần gũi với cuộc sống, mà còn mang lại sự độc đáo, lạ mắt, thể hiện được sở thích, cá tính của từng người. Cũng chính bởi sự ưa chuộng như vậy mà không ít người biết tận dụng cơ hội đã khởi nghiệp thành công, thậm chí là làm giàu từ lĩnh vực kinh doanh còn khá mới mẻ này.

Kinh doanh đồ handmade – Thấu hiểu thị trường ắt sẽ thành công

Theo chia sẻ của một số bạn trẻ, thu nhập trung bình hàng tháng từ ý tưởng kinh doanh đồ handmade rơi vào khoảng từ 4 – 5 triệu, đấy là chưa kể trong các dịp lễ quan trọng như noel, valentine,… thì thu nhập còn có thể lên đến hàng chục triệu.

Cho đến nay, thị trường đồ handmade diễn ra rất sôi động, không chỉ là sự tham gia của các bạn trẻ đam mê mà còn có sự góp mặt của các shop nhỏ lẻ, thậm chí là các doanh nghiệp với đủ mọi quy mô. Vì thế mà sự cạnh tranh cũng trở nên gay gắt hơn rất nhiều, nếu bạn không nghiên cứu thị trường để tìm ra hướng đi đúng đắn cho mình thì việc kinh doanh đồ tự làm sẽ khó có thể dễ dàng được.

Xem thêm: Hướng dẫn làm đồ handmade đẹp và đơn giản để kinh doanh hiệu quả

Nghiên cứu thị trường tiêu dùng đồ handmade tiềm năng

Như đã nói ở trên, xu hướng tiêu dùng đồ handmade đã nở rộ và sẽ ngày càng phát triển hơn nữa trong tương lai. Con người ngày càng cảm thấy nhàm chán với những món đồ mang tính rập khuôn và sản xuất đại trà, đặc biệt là khi đời sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu hưởng thụ cuộc sống mới lạ và gần gũi từ những sản phẩm handmade mang cá tính riêng là điều tất yếu diễn ra.

Giữa thị trường các sản phẩm làm tay đa dạng về chủng loại, mẫu mã, giá cả như hiện nay và tiềm năng lớn trong nhu cầu của người dùng thì bạn hoàn toàn có thể tin tưởng vào một cơ hội lớn đang chờ đón mình phía trước nhé.

Nghiên cứu thị hiếu của người dùng

Nhu cầu tiêu dùng đồ handmade lớn nhưng không phải ai cũng có chung một sở thích như nhau. Có người thích những vật dụng nhỏ xinh có giá chỉ vài nghìn, hay vài chục nghìn; có người lại thích những món trang trí đòi hỏi sự tinh xảo hơn với giá lên đến tiền trăm, thậm chí tiền triệu. Tùy theo nhu cầu sử dụng, nhu cầu tặng quà và điều kiện chi trả của từng người mà họ sẽ lựa chọn những món đồ handmade khác nhau. Tuy nhiên, dù là bất cứ món đồ nào thì chúng cũng vẫn mang lại giá trị tinh thần vô cùng lớn, không chỉ được ưa chuộng bởi các cá nhân mà còn được các doanh nghiệp chọn làm quà trong các chiến lược chạy marketing của mình.

Nghiên cứu về các nhóm sản phẩm

Nếu dạo qua một vòng thị trường đồ handmade, bạn có thể nhận thấy sản phẩm được chia ra làm hai nhóm chính: Nhóm 1 là đồ bình dân (mức giá dao động từ vài nghìn đến vài trăm nghìn) dành cho các đối tượng bình dân, chủ yếu là học sinh  – sinh viên nằm trong độ tuổi từ 15 – 22 và một bộ phận dân công sở; Nhóm 2 là đồ cao cấp (giá tính bằng tiền triệu) dành cho các đối tượng là người đi làm có thu nhập cao và ổn định.

Đối với đồ bình dân, đó thường là những vật dụng handmade nhỏ, chẳng hạn như ví, thiệp, móc chìa khóa, các vật dụng trang trí như tranh ảnh, thú để bàn, hoa giấy,… hay là các phụ kiện trang sức đáng yêu như hoa tai, vòng tay, vòng cổ,… Với mức giá vô cùng hợp lý mà kiểu dáng lại độc lạ, không đụng hàng, các vật dụng handmade “bình dân” như thế đã khiến cho không ít người cảm thấy xốn xang.

Đối với đồ cao cấp, đó thường là những sản phẩm trang sức, trang trí, thủ công mỹ nghệ được chế tác từ nguyên liệu quý với kỹ thuật tinh xảo hơn. Tuy nhiên, với những ai bắt đầu khởi nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là chưa có nhiều vốn thì đối tượng sản phẩm này sẽ không được khả thi cho lắm.

Sau khi thấu hiểu được thị trường kinh doanh đồ handmade, việc tiếp theo bạn cần làm trước khi thực sự bước vào thị trường kinh doanh khốc liệt là cần phải xác định được mặt hàng chủ đạo, biết cách làm chúng, đồng thời hiểu về sản phẩm, cách phối hợp màu sắc giữa các món quà và thấu hiểu cả nghệ thuật gói quà nữa. Đó sẽ là những kiến thức quan trọng, là nền tảng giúp bạn khởi nghiệp thành công đấy nhé.


Chia sẻ bài viết này