Lòng tin: Niềm trăn trở của Thương mại điện tử Việt Nam

Nhiều người thường vin cớ do cổng thanh toán online chưa được quy mô, hệ thống giao vận chưa được mở rộng, nên số lượng người tiêu dùng quan tâm đến mua hàng online chưa nhiều. Đó cũng là lý do chính đáng nhưng là của vài ba năm về trước. Hiện tại, khi hệ thống thanh toán trực tuyến đã ngót nghét lên đến cả 10 loại cổng thanh toán khác nhau, và không ít doanh nghiệp hiện nay còn chấp nhận cả phương thức thanh toán Cash On Delivery – phương thức nhận hàng trước khi thanh toán giúp mọi người mua sắm được linh động hơn, thế nhưng khách mua online trên website bán hàng vẫn vắng bóng.

Thế rồi người ta lại đổ thừa tại hệ thống giao vận của doanh nghiệp chưa được tốt, khiến trải nghiệm khách hàng bị xấu đi. Thế nhưng nếu nhìn rộng một chút, chúng ta sẽ nhận thấy sức mua hàng online không phải là quá lớn, trong khi các doanh nghiệp vận tải hàng hóa ngày nay đang mọc lên như nấm, từ VNPTPost, VNExpress, cho đến ViettelPost, Giaohangnhanh… sẵn sàng giao hàng cho khách bất kỳ khi nào khi có đơn hàng. Mặt khác, người mua hàng online hiện nay cũng chủ yếu là những người có tri thức, tiếp xúc với công nghệ hàng ngày và họ cư ngụ tập trung tại các thành phố là chủ yếu. Vì vậy, giao hàng cũng không hẳn là một yếu tố gây cản trở trong bước tiến của Thương mại điện tử.

Vậy đâu mới là lý do thực sự khiến thương mại điện tử tại Việt Nam bị trì hoãn sự phát triển?

Đó chình là LÒNG TIN, và chính lòng tin của người tiêu dùng mới là cản trở lớn nhất khiến sự nghiệp TMĐT tại Việt Nam gặp nhiều khó khăn và thách thức nhất hiện nay. “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”, câu răn dạy của cha ông ngày xưa vẫn hoàn toàn thỏa đáng để các doanh nghiệp ngày nay cần phải học hỏi và học hỏi nhiều hơn nữa. Đa phần người dùng hiện nay không tin tưởng vào hình thức mua sắm trực tuyến, bởi trong đầu họ luôn có những hoài nghi, họ sợ bị lừa, sợ tiền mất tật mang.

Niềm trăn trở của người mua hàng cũng không phải là không có nguyên cớ, hãy cứ nhìn vào những gì đang diễn ra hàng ngày chúng ta sẽ nhận thấy, một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp thương mại điện tử “dởm”, những con sâu làm rầu nồi canh” đang khiến lòng tin của người dùng khi mua hàng online bị lung lay, chao đảo.

Họ luôn tung hô và quảng cáo sản phẩm của mình cao đến “chín tầng mây”, với giá bán rẻ như bèo, để rồi khi nhận được hàng người dùng mới tá hỏa khi biết mình thực sự đã bị lừa, kiểu dáng và chất lượng sản phẩm hoàn toàn sai khác so với những bức ảnh quảng cáo lung linh trên các trang web, kiểu như “treo đầu dê bán thịt chó”. Kém may mắn hơn là những khách hàng gặp phải những website lừa đảo, họ lợi dụng lòng tin của khách hàng để lừa tiền chiếm đoạt tài sản và sau đó thì mất hút.

>Có thể bạn quan tâm:

Báo giá website

Báo giá thiết kế website bán hàng

Gặp phải những vố lừa này với khách hàng mà nói chẳng khác gì một cơn ác mộng, mà đã là ác mộng thì sẽ rất khó quên, và đôi khi họ cảm thấy sợ, sợ mua hàng online. Ngay cả khi có nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử làm ăn uy tín, luôn đưa ra những chính sách mua hàng tốt nhất cho khách hàng, nhưng vẫn bị “vạ lây”. Khách hàng vẫn không tin, không nghe, và nghi ngờ doanh nghiệp.

Ảnh chụp thực tế và ảnh sản phẩm khi rao bán

GIÁ cũng là một vấn đề đáng để mổ xẻ khi nói đến nguyên nhân khiến bán hàng online thất bại. Dẫu vẫn biết làm ăn là phải có lãi, nhưng nếu giá bán trên website mà lại bằng hoặc cao hơn các cửa hàng ngoài phố thì thà người mua ra đó cho nhanh, vừa được thoải mái lựa chọn, mặc cả và thử đồ miễn phí, thích thì mua không thích thì đi chỗ khác. Nếu mua phải hàng lỗi, họ cũng dễ dàng ra cửa hàng đổi lại sản phẩm khác.

Mấu chốt của vấn đề là làm sao bán giảm giá mà vẫn thu được lợi nhuận cho doanh nghiệp? Nếu muốn vậy, các doanh nghiệp cần triển khai và tổ chức lại khâu vận hành website một cách hiệu quả hơn. Nếu chi phí vận hành được giảm xuống, giá sản phẩm cũng có thể giảm theo mà vẫn đảm bảo lợi nhuận thu về.

Đặt giả thiết nếu giá sản phẩm bán trên website rẻ hơn nhiều so với các cửa hàng hiện hữu, người dùng có thể bất chấp sự ngờ vực của mình, để một lần được thử. Không cần sản phẩm hay dịch vụ quá xuất sắc, nhưng nếu giá cả hợp lý sẽ là chìa khóa giúp thu hút khách hàng mua sắm trực tuyến nhiều hơn, và như vậy thương mại điện tử sẽ trở mình và tiến cao hơn một bậc. Một khi lòng tin của người dùng được đảm bảo, giá bán hợp lý, niềm trăn trở của thương mại điện tử Việt Nam sẽ được gỡ bỏ.

Xem thêm: 

Bán hàng không khó – Đã có Live stream

Tuyệt chiêu bán hàng qua các chương trình khuyến mại

10 kinh nghiệm sáng tạo nội dung hiệu quả cho facebook fanpage


Chia sẻ bài viết này