Kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh hải sản tươi sống online (P1)?

Lĩnh hội kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh hải sản tươi sống là rất cần thiết với những bạn bắt đầu mở vựa hải sản. Dưới đây là những chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng hải sản tươi sống thực tế bạn có thể tham khảo và áp dụng vào mô hình kinh doanh hải thủy sản của mình.

Lợi thế khi mở cửa hàng hải sản tươi sống

Hải sản là nguồn cung cấp protein quan trọng, axit béo Omega-3, nhiều dưỡng chất thiết yếu và ít chất béo bão hòa, nhiều chủng loại khác nhau và đa dạng cách chế biến và thưởng thức. Ngày nay, các nhà khoa học khuyến cáo mọi người cần có chế độ ăn uống cân bằng, với nhiều loại hải sản, rau xanh, thịt… để đảm bảo cho trái tim khỏe mạnh, tăng trưởng và phát triển đầy đủ.

Từ xu hướng này, nhiều người đã mạnh dạn kinh doanh thủy hải sản online, với tính năng cho phép khách đặt hàng và chủ shop giao tận nơi, khá nhiều người đã thành công nhờ biết cách vận dụng những cách làm khác biệt vào trong chiến lược kinh doanh của mình.

Tuy nhiên, cũng giống như kinh doanh các mặt hàng khác, không phải ai cũng có thể thành công khi mở cửa hàng hải sản tươi sống, để trở thành địa chỉ uy tín với khách hàng. Phần lớn thất bại là do thiếu kinh nghiệm kinh doanh thủy hải sản và kỹ năng chọn lựa và hệ thống bảo quản thực phẩm; không hiểu rõ thị trường và nhu cầu khách hàng; không có nguồn hàng ổn định; website không thân thiện với khách hàng và chưa biết cách tiếp cận chính xác với người tiêu dùng.

Nếu đã trót yêu những món ăn hải sản hấp dẫn và muốn kinh doanh online mặt hàng này, hãy cùng Kinh Doanh Việt đi tìm kinh nghiệm mở cửa hàng hải sản đông khách nhé.

Kinh nghiệm mở cửa hàng hải sản tươi sống đông khách

1. Kiến thức chọn lựa và kinh nghiệm bảo quản hải sản

Một kinh nghiệm mở cửa hàng hải sản tươi sống đầu tiên cần nhớ rõ, vì nó quyết định rất lớn đến sự tồn tại tại cửa hàng của bạn.

Để có thể tự mình lấy hàng, bán hàng hải sản tươi sống, trước hết bạn cần chuẩn bị cho mình những thông tin và bí quyết chọn loại thực phẩm đặc biệt này. Bên cạnh đó, nếu bạn đã có nguồn cung cấp là hải sản được đánh bắt và vận chuyển trong ngày, bạn vẫn cần trang bị cho mình những thông tin hữu ích để có thể kiểm tra và tư vấn cho khách hàng.

Kinh nghiệm chọn lựa chung cho các loại hải sản: Cần tươi, vẫn còn sống, khỏe mạnh, không có vết xước trên da hoặc mai, không rụng càng, mất vảy.

Kinh nghiệm chọn hải sản tươi sống thường được sử dụng:

– Tôm: Thân săn chắc, vỏ cứng, có màu trắng không đục hay chuyển sang đỏ, các càng còn nguyên, không có mùi tanh và phần đầu dính chặt vào thân, nếu vẫn ở trong nước thì tôm cần đang bơi.

– Cua, ghẹ: Con vừa phải sẽ nhiều thịt và ngon hơn con to; bấm vào phần yếm không bị lõm; khi nhấc lên thì càng sẽ co vào là ghẹ tươi.

– Cá: cá còn bơi, mắt cá sáng; nếu ấn nhẹ vào mình cá nhanh chóng trở về nguyên trạng thì là cá tươi.

– Mực: mực tươi nên chọn con to (trừ mực sim), mình dày, thịt chắc, túi mực không bị vỡ.

– Ngao, sò: vì chọn số lượng nhiều nên bạn cần chọn những con không có mùi lạ.

Kinh doanh hải sản tươi sống cần biết lựa chọn và bảo quản nguồn hàng

Mặt hàng bạn dự định bán là hải sản tươi sống, thường được đánh bắt vào sáng sớm và vận chuyển ngay nên nếu có thể, yêu cầu người bán hoặc vận chuyển chứa hải sản trong thùng nước biển, sục khí oxi. Bạn vừa bảo quản được sản phẩm vừa có thể dễ dàng chọn được con tươi sống. Do đó, bạn cần trang bị thêm cho mình 1 số kỹ năng và sản phẩm bảo quản thực phẩm tại kho.

Tùy vào cách sơ chế và bảo quản của nhà xe hoặc nhà cung cấp nguồn hàng, họ có thể bảo quản theo cách phù hợp với thời gian và địa điểm vận chuyển. Ngay khi nhận được hàng, cần cho hải sản vào thùng xốp hoặc bể sục nước biển để chúng luôn giữ được độ tươi sống. Bạn có thể chọn cách bảo quản tươi hoặc sống để vận chuyển hải sản đến tận tay từng khách hàng của mình.

Nếu bảo quản sống, sẽ đảm bảo chất lượng hải sản sau khi đánh bắt nhưng thời gian bảo quản không cao. Cách này thường được áp dụng cho tôm, cá vì yêu cầu có nước biển và sục khí liên tục. Thời gian bảo quản không quá 5 tiếng. Bảo quản tươi sẽ cho thời gian bảo quản lâu hơn, do chủ yếu là gây chết hải sản bằng nước đá để vận chuyển đi xa.Thời gian bảo quản không quá 12 giờ. Ngoài ra bạn nên đầu tư tủ lạnh thực phẩm để bảo quản trong trường hợp tồn hàng, chưa kịp chuyển đơn cho khách hàng.

Xem thêm:

Cách nhanh chóng để có được các khách hàng tiềm năng

Cách tăng tỷ lệ chuyển đổi website bán hàng trực tuyến

2. Tìm hiểu nhu cầu khách hàng

Bạn có thể lựa chọn hình thức kinh doanh hải sản phù hợp với quy mô vốn và nguồn hàng của mình, có thể chuyên hải sản của Hải Phòng, Quảng Ninh hoặc đa dạng sản phẩm từ nhiều vùng khác nhau. Dù bán theo mô hình nào, bạn cũng cần hiểu rõ nhu cầu khách hàng mục tiêu của mình. Để nắm bắt được điều đó, bạn cần tìm kiếm và kháo sát thông tin từ thị trường bán buôn, bán lẻ truyền thống như chợ, siêu thị và từ những người mua hàng trước đây.

Về các sản phẩm muốn bán, bạn cần nắm rõ được mức giá, chủng loại hay được khách hàng chọn mua. Bạn có thể ra chợ, mua thử 1 số loại hải sản tại hàng hải sản, hỏi thăm người bán về cách bảo quản, chế biến, giá bán. Để ý các loại hải sản được bày bán nhiều ở các sạp, nhu cầu thị trường được thể hiện ngay tại những quầy bán này. Tại Hà Nội, bạn có thể mua hải sản tại các chợ nhỏ với tôm, mực, ghẹ…, hoặc chợ Hàng Bè nơi nổi tiếng cung cấp mọi loại hải sản mà người dân Thủ đô yêu thích. Tại TP. Hồ Chí Minh, bạn có thể tham khảo và tìm hiểu thông tin tại chợ Bình Điền.

Siêu thị cũng là địa chỉ tham khảo sản phẩm rất hữu ích. Các siêu thị lớn như Metro, Big C, VinMart, Lotte Mart, FiviMart, Ocean Mart… đều có khu vực bán hải sản tươi sống. Tại đây mức giá có thể cao hơn chợ 1 chút nhưng lượng khách ổn định, với những mặt hàng thường xuyên được tiêu thụ do đánh trúng sở thích của khách hàng. Dạo 1 vòng quanh các siêu thị, bạn sẽ lấy được nhiều thông tin. Bạn cũng có thể hỏi thông tin về giá bán, loại sản phẩm yêu thích từ những người mua hàng tại siêu thị.

Khách hàng tiềm năng của bạn là ai? Là nhân viên văn phòng, hay các bà nội trợ? Những loại hải sản nào được họ thường xuyên lựa chọn, mức giá nào là phù hợp? Muốn thu thập thông tin, bạn cần thực hiện khảo sát với những nhóm khách hàng tiêm năng này. Bắt đầu từ những người xung quanh như đồng nghiệp, hàng xóm, bạn bè…, có thể khảo sát online hoặc trực tiếp.

Để thực hiện khảo sát online cho mặt hàng hải sản bạn cần nắm được cách thực hiện hiệu quả, tham khảo thêm trong bài viết:

7 bí quyết mang lại hiệu quả khi khảo sát online

Tìm hiểu về khách hàng của bạn như thế nào?

Tìm hiểu thêm các bước chuẩn bị khác trong phần 2 của bài viết tại đây.


Chia sẻ bài viết này