Nhiều bài báo trên mạng cho rằng, kinh doanh đồ ăn vặt vỉa hè kiếm nửa tỉ mỗi tháng. Liệu mở quán ăn vặt có thực sự mang lại lợi nhuận nhiều đến thế? Kinh Doanh Việt cùng phân tích 5 bước cần chuẩn bị để mở quán ăn vặt thành công nhé.
Kinh doanh đồ ăn vặt là một trong những ý tưởng cần được khai thác và phát triển mạnh khi mà trên thị trường người ta đã quá quen thuộc và nhàm chán với các nhà hàng, cửa hiệu sang chảnh với những món ăn đắt đỏ. Nếu như ngày xưa, các món ăn vặt được xem là đồ ăn không chính thức của trẻ em, thì hiện tại đối tượng của cửa hàng ăn vặt đã len lỏi vào các đối tượng là nhân viên văn phòng, sinh viên đại học…
Nhu cầu đến các quán ăn vặt hiện nay không dừng lại ở các học sinh, sinh viên mà nhu cầu ăn vặt của dân văn phòng trong khoảng thời gian 13h – 17h rất lớn. Kết quả của việc kinh doanh quán ăn vặt có thể sẽ nhận được vượt ngoài mong đợi, bởi nhu cầu ship đồ ăn vặt đến tận nơi rất lớn mà chưa ai làm, hoặc có làm thì cũng chưa tới nơi tới chốn và đã thất bại. Nếu bạn nhận thấy mở quán ăn vặt là ý tưởng kinh doanh sẽ đem đến cho bạn nhiều cơ hội tiềm năng, tại sao không bắt tay vào thực hiện hóa ý tưởng nhỉ. Làm gì thì cũng cần có một kế hoạch chi tiết, hoàn hảo. Chúng tôi sẽ chia sẻ bí kíp này dành cho những ai chưa biết mở quán ăn vặt cần những gì?
Trước khi cùng phân tích xem cách kinh doanh quán ăn vặt như thế nào, Kinh Doanh Việt chia sẻ với các bạn một câu chuyện có thực về con đường khởi nghiệp của cặp đôi 8X quyết định bỏ công việc nhiều người mơ ước để mở quán ăn vặt vỉa hè như thế nào nhé.
Kinh nghiệm mở quán ăn vặt của những người không ngại thất bại
Từ tháng 6/2014 đến tháng 9/2014, đôi vợ chồng trẻ 8x – Quốc Kiên bắt đầu kế hoạch mở quán ăn vặt của mình bằng việc xây dựng một cửa hàng nhỏ tại nhà nhằm thử nghiệm các công thức món ăn; cách vận hành doanh nghiệp, chế biến, giao hàng, bước đầu doanh thu trung bình 1,5 triệu đồng. Nhưng bước đầu việc kinh doanh quán ăn vặt của họ đã không thành công vì tiền thuê 6 nhân viên (3 nấu bếp, 3 giao hàng) làm từ 13h đến 17h cũng đã hết 11 triệu đồng. Thức ăn ế bị hủy liên tục làm đội chi phí lên cao. Đáng buồn là 90% khách hàng một ăn không trở lại, trong khi nhân viên thay đổi liên tục, hiệu quả làm việc cực kỳ kém. Kinh nghiệm mở quán ăn vặt từ thất bại của họ chính là cần phân tích thật kĩ, thật chính xác nhu cầu và thói quen của khách hàng mục tiêu, xây dựng menu món ăn đa dạng, nhiều món dễ hợp khẩu vị nhiều người, thuê đầu bếp có tay nghề cao hoặc liên tục đào tạo tay nghề tránh làm đồ ăn vặt như: quá mặn, quá ngọt, bảo quản kém,… thêm nữa là lưu ý đến việc giao hàng nhanh chóng.
Đối tượng khách hàng khi kinh doanh đồ ăn vặt là ai?
Kinh doanh đồ ăn vặt vừa dễ, vừa khó
Muốn kinh doanh gì thì cũng cần phải biết người chúng ta sẽ phục vụ là những ai? Mở quán ăn vặt cũng không phải là ngoại lệ. Theo thống kê hiện nay, tập đối tượng khách hàng có nhu cầu ăn vặt cao đó là đối tượng trẻ em, sinh viên đại học, nhân viên văn phòng. Bạn cần cân nhắc thật kĩ đâu là tệp đối tượng mà bạn hướng đến khi phát triển kinh doanh đồ ăn vặt lâu dài. Mỗi đối tượng sẽ có những nhu cầu, sở thích, hành vi ăn uống cũng như khẩu vị ăn uống khác nhau. Ví dụ như, đối với dân văn phòng thì họ mong muốn được ăn uống trong một không gian sạch sẽ một chút. Nên bạn có thể mở quán kinh doanh đồ ăn vặt ngay dưới chân các toà nhà. Lưu ý các vấn đề về bao bì, nhãn mác và đóng gói. Vì đây là đối tượng có nhu cầu tương đối cao khi kinh doanh quán ăn vặt. Còn đối với sinh viên đại học, họ thường chú trọng đến giá rẻ và sự đa dạng trong menu đồ ăn của cửa hàng, càng nhiều đồ ăn thì càng tốt.
Địa điểm, thiết kế, trang trí khi kinh doanh đồ ăn vặt
Kinh nghiệm mở quán ăn vặt của những người từng thành công trong lĩnh vực này cho biết: Địa điểm là một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh đồ ăn vặt sau này của bạn.
Thông thường, bạn nên mở quán ăn vặt tại những khu đông dân cư, khu vực có nhiều văn phòng công ty, đặc biệt khu vực trường học. Đây là những khu vực bạn dễ dàng có được khách hàng nhất nhưng cũng tiềm ẩn nhiều sự cạnh tranh từ những đối thủ khác. Tuy nhiên, ông cha ta có câu :”Buôn có bạn, bán có phường” phải không nào? Nên chọn những địa điểm kinh doanh đồ ăn vặt mà trước đó đã có một vài ki-ốt bán loại hàng này.
Về thiết kế và trang trí quán ăn vặt: Đối tượng ăn vặt hầu hết trong độ tuổi còn trẻ, vì vậy mặt thiết kế cũng cần phải đảm bảo được sự tươi mới, phóng khoáng, trẻ trung, đặc biệt là cần phải có gu riêng. Đừng để khách hàng không thể phân biệt được đâu là cửa hàng kinh doanh đồ ăn vặt của bạn với các cửa hàng còn lại. Cách tốt nhất đó là tấm biển ngay từ bên ngoài đã phải đặc biệt, nổi bật, thu hút ánh nhìn của người ngoài.
Về trưng bày trong quán: Diện tích khi mở quán ăn vặt thường không quá lớn, nên hãy tận dụng không gian nhiều nhất có thể. Tốt nhất là bạn nên có sự phân chia khu vực giữa nhóm đông người với các khách hàng đi ăn một mình để tạo cảm giác thoải mái nhất.
Lên danh sách các món khi kinh doanh đồ ăn vặt
Kinh doanh đồ ăn vặt lên menu sao cho hấp dẫn nhất
Bán đồ ăn vặt gì nhỉ? Có một thực tế đây là mở quán ăn vặt, tuy nhiên bạn cũng đừng quên bổ sung các đồ uống vào trong danh sách menu. Ăn vặt mà không uống thì khát lắm nhé. Hiện nay, có một số đồ ăn mà người Việt mình cực kì yêu thích như: khoai tây chiên, nem rán, nem nướng, bánh cuốn, thịt xiên, khoai lang, xúc xích, trứng vịt lộn… Nếu cần thêm danh sách các món ăn vặt chạy nhất theo các mùa thì bạn có thể tham khảo bài các món ăn vặt “hot” nhất năm 2017 nhé.
Số lượng các món càng nhiều, càng đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các khách hàng ngày nay nhé. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải đảm bảo đáp ứng được cả về yếu tố chất và lượng.
Đồ uống thì bạn có thể kinh doanh: trà sữa, trà đào, sữa ngô,… tùy thuộc theo thời tiết, mùa trong năm. Có thể thấy rất ít người vào quán đồ ăn vặt mà không gọi đồ uống. Thế nên đây là những danh sách không thể thiếu nếu bạn muốn gia tăng lợi nhuận cho cửa hàng ăn vặt của mình.
Dịch vụ khách hàng khi kinh doanh đồ ăn vặt
Nếu bạn nghĩ chỉ là mở quán ăn vặt thôi, cần gì dịch vụ khách hàng này nọ thì bạn đã nhầm to rồi nhé. Ngày nay kinh doanh hơn người khác ở chỗ chất lượng dịch vụ tốt hơn bên cạnh một nền tảng sản phẩm chất lượng. Nói chung là dịch vụ ở đây rất quan trọng.
Khi nhìn thấy khách hàng mới bắt đầu bước vào quán, hãy nhanh chóng chạy ra cửa để chào và dẫn khách đến khu vực bàn ghế còn trống, cho họ thấy được tầm quan trọng của bản thân. Ăn ở đâu cũng có lễ nghi này. Nhưng tại một quán ăn vặt thì là một dịch vụ rất đáng để lưu tâm.
Trong khi dùng đồ ăn vặt tại cửa hàng, yếu tố không gian là cực kì quan trọng, ảnh hưởng đến cảm nhận của khách hàng. Ngoài không gian bài trí thiết kế thoải mái đã được đề cập ở trên, chúng tôi muốn nhắc đến âm nhạc. Đa phần, khách hàng là những người trẻ, thế nên bạn có thể tạo một danh sách nhạc là các bài hot trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, chú ý âm thanh không được quá to, sẽ làm phân tán cuộc nói chuyện của khách hàng.
Khi khách hàng dùng xong đồ ăn, một kinh nghiệm mở quán ăn vặt đó là hãy đứng ra chào hỏi khách một lần nữa với nụ cười tươi trên môi, và không quên hứa hẹn được gặp lại họ trong thời gian sớm nhất.
Kinh doanh đồ ăn vặt có cần quảng cáo tiếp thị, bán hàng online
Đối tượng khách hàng toàn là những người trẻ tuổi vì vậy nhu cầu sử dụng mạng xã hội Facebook cũng rất cao. Chúng ta có thể kinh doanh đồ ăn vặt online. Hãy tạo lập một trang bán hàng cho cửa hàng của mình và thường xuyên cập nhật thông tin, tình hình hoạt động của quán diễn ra hàng ngày. Đồng thời để đẩy mạnh tương tác, nhiều người biết đến quán ăn vặt, bạn nên tổ chức minigame một cách định kì để trao coupon giảm giá, hoặc quà khuyến mãi đặc biệt với yêu cầu khách hàng phải like hoặc comment.
Đó là vấn đề bán đồ ăn vặt online, còn tại cửa hàng bạn phải làm những gì? Áp dụng các cách thức quảng cáo truyền thống với mô hình cửa hàng ăn vặt cũng không phải là ý tưởng tệ. Bạn có thể treo băng rôn nổi bật ngoài cửa, phát tờ rơi tại trường học, khu vực văn phòng… Thêm vào đó để kích thích khách hàng giới thiệu thêm khách hàng, hãy tạo ra các mã giảm giá khuyến mãi trong những lần ăn uống tiếp theo. Điều này vô hình chung biến họ trở thành những người đại diện cực kì nhiệt tình đó nhé.
Trên đây là những kinh nghiệm kinh doanh đồ ăn vặt bạn nên tham khảo nếu đang mong muốn kinh doanh lĩnh vực này mà chưa biết mở quán ăn vặt cần những gì. Chúc các bạn thành công!
Bạn có thể quan tâm các chủ đề khác: