Hướng dẫn toàn diện về kế hoạch kinh doanh – Giới thiệu công ty

Phần này của bản kế hoạch kinh doanh sẽ trả lời hai câu hỏi cơ bản:

  1. Bạn là ai?
  2. Bạn lập kế hoạch gì để làm gì?

Việc trả lời những câu hỏi này một cách ngắn gọn, trực tiếp và đơn giản sẽ là phần giới thiệu đầy đủ về lý do tại sao bạn kinh doanh, tại sao bạn khác biệt, những gì bạn đã và sẽ có, tại sao bạn lại là một lựa chọn tốt nếu bạn kêu gọi đầu tư.

“Bạn không cần phải lo sợ rằng công ty của riêng bạn bị coi như con người. Bạn muốn điều đó. Mọi người không tin tưởng các công ty, họ tin tưởng con người.” – Stan Slap

Đó cũng là cơ hội tốt để đánh giá và đưa ra một số khía cạnh vô hình hơn về các nguyên tắc kinh doanh, lý tưởng, triết lý và văn hóa của bạn, cho phép bạn nắm bắt tốt hơn bản sắc của doanh nghiệp. Sau đây là một số nội dung rõ ràng và cần thiết mà bạn nên đưa vào phần này:

– Loại hình doanh nghiệp (ví dụ như tư nhân, hợp danh, cổ phần hoặc trách nhiệm hữu hạn)

– Ngày thành lập của doanh nghiệp

– Tính chất của doanh nghiệp (bạn đang bán những gì?)

– Ngành kinh doanh bạn đang tham gia

– Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị của doanh nghiệp

– Thông tin cơ bản hoặc lịch sử của doanh nghiệp

– Mục tiêu kinh doanh (ngắn hạn và dài hạn)

– Đội ngũ phát triển

Dưới đây là một số lời khuyên để giúp bạn giải quyết những nội dung phức tạp hơn được liệt kê ở trên:

Loại hình doanh nghiệp

Trong trường hợp bạn đang tự hỏi công ty của bạn thuộc loại hình nào, dưới đây là khái niệm các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam theo Luật Doanh nghiệp 2005:

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN: một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình.

CÔNG TY HỢP DANH: có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu của công ty, cùng kinh doanh dưới một cái tên chung (thành viên hợp danh). Thành viên hợp danh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của doanh nghiệp. Trong công ty hợp danh, ngoài thành viên hợp danh còn có các thành viên góp vốn.

CÔNG TY CỔ PHẦN: vốn điều lệ của doanh nghiệp được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần của công ty được gọi là cổ đông, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN (TNHH): các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn toàn diện về kế hoạch kinh doanh – Ấn tượng đầu tiên

Xem thêm: Những suy nghĩ sai lầm về Buzz marketing – tiếp thị tin đồn

Website trong kinh doanh online là cấp thiết

Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị của doanh nghiệp

Đây là lúc bạn thực sự bắt đầu đi vào cốt lõi về lý do tại sao doanh nghiệp của bạn tồn tại, những gì bạn hy vọng đạt được và những gì bạn thực sự có. Đừng dành quá nhiều thời gian để trả lời cho những câu hỏi đó cùng lúc, hãy đối mặt với thực tế, là một công ty còn non trẻ, bạn đang tìm hiểu về bản thân mỗi ngày nhiều như bạn tìm hiểu khách hàng của mình. Có nghĩa là đừng nghĩ rằng bất cứ điều gì bạn nêu ra ở đây đều bị bắt buộc. Đây chỉ là bạn đưa ra cho mình một điểm khởi đầu để tạo dựng cho sau đó (hy vọng là khi bạn đang trong giai đoạn tăng trưởng).

Tìm hiểu về kế hoạch kinh doanh

Trước hết, điều quan trọng là phải làm rõ GIÁ TRỊ của bạn. Trong ngắn hạn, điều này có nghĩa là tính đến tất cả các bên liên quan khác mà công ty của bạn có trách nhiệm, bao gồm chủ sở hữu, nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng và nhà đầu tư. Lúc này hãy xem bạn muốn tiến hành công việc kinh doanh lý tưởng với các bên liên quan như thế nào. Bắt đầu liệt kê danh sách và giá trị cốt lõi của bạn sẽ dần xuất hiện.

Hướng dẫn về kế hoạch kinh doanh

Từ đó, bạn có thể đưa ra SỨ MỆNH của bạn. Sứ mệnh có thể được hiểu là “một mục tiêu hoặc mục đích quan trọng được đi kèm với niềm tin mạnh mẽ” và tuyên bố có thể được hiểu là “một câu hoặc khẳng định duy nhất”. Tuyên bố sứ mệnh cần nêu rõ mục đích của lý do tại sao doanh nghiệp của bạn tồn tại một cách thuyết phục và không dài quá một câu, càng ngắn cáng tốt.

Dưới đây là một số điều nên và không nên làm được đúc rút từ các chuyên gia về vấn đề này.

NÊN

– Tạo ra một cái gì đó kết nối với cả nhân viên và khách hàng

– Làm cho nó nói về bạn

– Làm nổi bật tuyên bố giá trị của bạn

– Làm cho nó hữu hình

-Đề cập đến một mục tiêu cụ thể

KHÔNG NÊN

– Làm cho nó vô dụng

– Làm cho nó dài dòng

– Làm cho nó chung chung

– Làm cho nó khó hiểu

Ví dụ về tuyên bố sứ mệnh tồi: General Motors:

G.M. là một công ty đa quốc gia đã tham gia vào các hoạt động xã hội trên toàn thế giới. Chúng tôi chuyên cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng để khách hàng nhận được giá trị cao, trong khi đó nhân viên và đối tác kinh doanh của chúng tôi sẽ cùng chia sẻ sự thành công và các cổ đông của chúng tôi sẽ nhận được lợi nhuận cao bền vững từ đầu tư của họ.

Ví dụ về tuyên bố sứ mệnh tốt: Nike:

Mang lại nguồn cảm hứng và sự cải tiến cho tất cả các vận động viên trên thế giới.

Khi đã đi đúng hướng, bạn có thể chuyển sang việc tạo ra TẦM NHÌN của bạn. Tầm nhìn là “hành vi dự đoán sẽ đến hoặc có thể đến được”. Vậy, bạn hình dung doanh nghiệp của mình sẽ có hững tác động gì trên thế giới khi bạn đã đạt được tầm nhìn? Lúc này, nếu bạn đang nghĩ xa xôi về doanh nghiệp của bạn, hãy ngừng lại ở đó. Bạn có thể viết nhiều hơn một câu cho mục này,nhưng lời khuyên là bạn không nên đi quá tối đa 3 câu. Trau chuốt nó để đảm bảo rằng bất cứ người đọc nào cũng có được một trong những cảm xúc sau: cảm hứng, hy vọng, cam kết và kinh ngạc.

Cũng giống như sứ mệnh, dưới đây là những gì nên và không nên làm cùng, với một số ví dụ:

NÊN

– Làm cho nó hấp dẫn

– Làm cho nó chi tiết

-Làm rõ kết quả cuối cùng được dự kiến

– Làm nổi bật lý do tại sao công ty của bạn tồn tại

– Đưa ra kết quả của tuyên bố sứ mệnh

KHÔNG NÊN

– Làm cho nó nhạt nhẽo

– Làm cho nó chung chung

– Làm cho nó không tạo cảm hứng

– Làm cho nó rõ ràng là không hợp lý

Ví dụ về tuyên bố tầm nhìn tồi: Dell

Trở thành công ty máy tính thành công nhất trên thế giới trong việc cung cấp trải nghiệm khách hàng tốt nhất trên thị trường chúng tôi phục vụ.

Ví dụ về tuyên bố tầm nhìn tốt: Amazon

Tầm nhìn của chúng tôi là trở thành công ty tốt nhất trên trái đất lấy khách hàng làm trung tâm; để xây dựng một nơi mà mọi người có thể đến để tìm kiếm và phát hiện ra bất cứ thứ gì họ có thể muốn mua bán trực tuyến.

Mục tiêu kinh doanh (ngắn hạn và dài hạn)

Lúc này bạn đã có câu trả lời”điều gì” và “tại sao” cho doanh nghiệp của bạn, đã đến lúc để đi vào “làm thế nào”. Một khi bạn đã xác định được tầm nhìn và sứ mệnh của bạn, đã đến lúc để nói rõ bạn sẽ thực hiện và biến chúng thành hiện thực như thế nào. Đó là lúc mà mục đích và mục tiêu thiết lập được nhắc đến.Chúng ta sẽ bắt đầu với một lời nhắc nhở thân thiện về tầm quan trọng của việc làm cho chúng SMART. Có nghĩa là làm cho chúng:

S – SPECIFIC: cụ thể

MMEASURABLE: đo lường được

A ACTIONABLE: hành động được

RREALISTIC: thực tế

TTIME-FRAME: khớp thời gian

Tại thời điểm này, có lẽ bạn đang tự hỏi sự khác biệt giữa mục tiêu và mục đích là gì? Một cách để phân loại chúng là mục tiêu có xu hướng nghiêng về việc chất lượng hơn, trong khi mục đích hầu như luôn luôn có xu hướng định lượng hơn. Mục tiêu thường xoay quanh việc đạt được ý đồ kinh doanh toàn cảnh tập trung vào vị trí thị trường, dịch vụ khách hàng, tăng trưởng và văn hóa công ty, trong số những thứ quan trọng khác. Mục đích lại tập trung hơn vào thực tế, số liệu hàng ngày xoay quanh doanh thu, số lượng khách hàng và các số liệu liên quan đến sản phẩm.

Cuối cùng, hãy xác định bối cảnh về các mốc thời gian cho một công ty. Ngắn hạn có nghĩa là trong 9-12 tháng tới, còn dài hạn thường là khoảng 1-5 năm tới.

>> Có thể bạn chưa đọc:

Giải pháp hoàn hảo khi lựa chọn thiết kế website vnmaster.net

Bắt kịp xu hướng kinh doanh thời trang cuối năm 2017 đầu 2018

 Bảng giá website  

Đội ngũ phát triển

Hướng dẫn toàn diện về kế hoạch kinh doanh

Đây là phần cho thấy rằng bạn không chỉ biết những gì bạn đang làm và con đường bạn đang đi mà còn cho thấy bạn đã có sự kết hợp của tài năng và kinh nghiệm để thực sự tiến hành mọi việc. Đối với phần này, bạn có thể nhấn mạnh các thành viên chủ chốt của đội ngũ quản lý (có thể chỉ là bạn trong thời gian này) cũng như tiền lương của và danh sách các cố vấn hoặc thành viên hội đồng quản trị của bạn, thêm vào đó là bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp bên ngoài nào cũng có thể tư vấn cho bạn, chẳng hạn như luật sư hoặc kế toán. Một điều bạn có thể xem xét liệt kê là các vị trí bạn sẽ tìm kiếm để thuê trong tương lai ngắn hạn.

Mời bạn xem tiếp “Hướng dẫn toàn diện về kế hoạch kinh doanh – Nghiên cứu thị trường“.

(Tổng hợp từ ecommerce.shopify.com/guides)


Chia sẻ bài viết này