Hướng dẫn toàn diện về kế hoạch kinh doanh – Nghiên cứu thị trường

Bạn có nhớ lúc bạn bước vào kỳ thi mà chưa hề mở sách giáo khoa ra đọc? Ý nghĩ đầu tiên có thể xuất hiện trong tâm trí bạn là đáng lẽ bạn nên làm bài tập ở nhà, đúng không? Khi bạn bắt đầu công việc kinh doanh nghiệp, có rất nhiều mối lo toan chứ không chỉ là vượt qua hoặc thất bại trong kỳ thi, vì vậy bạn sẽ muốn thể hiện rằng bạn đã tiến hành nghiên cứu thị trường và chăm sóc đầy đủ cho thành công của riêng bạn để có thể phát triển.

“Môi trường là tất cả những gì không phải là tôi.” – Albert Einstein

Bạn cũng sẽ phải sử dụng phần này để chứng minh rằng quy mô thị trường của ngành kinh doanh là đáng để theo đuổi, những đối thủ cạnh tranh chính của bạn sẽ là ai nếu bạn quyết định theo đuổi, làm thế nào bạn có thể tìm ra thị trường ngách cho mình và thúc đẩy dòng tiền lưu thông.

Quy mô thị trường

Hãy bắt đầu với việc tìm hiểu xem cơ hội của bạn lớn như thế nào và lý do tại sao nó đáng để theo đuổi. Điều này có nghĩa là tìm hiểu xem có bao nhiêu khách hàng bạn đang theo đuổi và doanh thu tiềm năng là bao nhiêu? Đây là bước thuyết phục đầu tiên để thu hút bất cứ ai đọc bản kế hoạch kinh doanh của bạn trở nên quan tâm và đi sâu hơn vào những gì bạn tìm hiểu được. Tuy nhiên, bạn có thể gặp khó khăn với việc tìm hiểu này, vì vậy dưới đây là một số nguồn tổng hợp để giúp bạn đi đúng hướng:

– Nguồn miễn phí trên web

– Nguồn từ chính phủ

– Nguồn từ các hiệp hội thương mại

– Nguồn từ các công ty dịch vụ tài chính

– Nguồn từ các nhà cung cấp dữ liệu trực tuyến

Cơ hội kinh doanh thời trang online cho 40 triệu người

Tăng doanh thu gấp 3 lần khi kinh doanh online không còn khó nữa. Tìm hiểu ngay bảng giá website và công ty thiết kế web bán hàng tốt để bắt đầu thúc đẩy doanh số của bạn nào.

Áp lực và xu hướng thị trường

Lúc này bạn sẽ cần phải phác thảo những gì đang diễn ra trên thị trường từ các góc độ rộng để giúp người đọc bản kế hoạch kinh doanh của bạn nắm được các ý chính về việc thị trường đó là tốt hay xấu. Một công cụ phổ biến để làm điều đó là Phân tích PEST. Dưới đây là những gì bạn nên xem xét:

PHÂN TÍCH PEST

P – POLITICAL FACTORS: các yếu tố chính trị và pháp luật

Chính phủ đóng vai trò như thế nào trong thị trường của bạn?

E – ECONOMIC FACTORS: các yếu tố kinh tế

Tình trạng của nền kinh tế trên cả hai cấp độ địa phương và quốc gia như thế nào?

S – SOCIAL FACTORS: các yếu tố xã hội

Những thay đổi có liên quan trong các vấn đề như xu hướng lối sống, nhân khẩu học, thái độ của người tiêu dùng, hình thức và quan điểm muahàng là gì?

T – TECHNOLOGICAL FACTORS: các yếu tố công nghệ

Các xu hướng thay đổi công nghệ tác động đến thị trường như thế nào?

Một công cụ tiện dụng khác khi tiến hành nghiên cứu thị trường là Phân tích 5 áp lực cạnh tranh của Porter. Đừng lo lắng nếu bạn chưa bao giờ học một lớp chiến lược kinh doanh nào cả, nó thực sự khá đơn giản. Dưới đây là chi tiết:

PHÂN TÍCH 5 ÁP LỰC CẠNH TRANH CỦA PORTER

1. NGUY CƠ TỪ CÁC ĐỐI THỦ TIỀM NĂNG

Ai đó thâm nhập thị trường của bạn khó khăn (hoặc dễ dàng) như thế nào? Nếu quá dễ dàng thì rất có thể thị trường sẽ trở nên đông đúc các đối thủ cạnh tranh với nhau để có được lợi nhuận. Ngược lại, nếu rất khó khăn thì điều đó có thể trở thành một lợi thế cạnh tranh.

2. NGUY CƠ TỪ CÁC SẢN PHẨM (HOẶC DỊCH VỤ) THAY THẾ

Một sản phẩm (hoặc dịch vụ) khác có thể làm giảm nhu cầu hoặc thay thế sản phẩm của bạn và có khả năng là của toàn bộ thị trường như thế nào?

3. QUYỀN MẶC CẢ CỦA KHÁCH HÀNG

Khi đề cập đến giá cả và các điều khoản, khách hàng của bạn có bao nhiêu quyền lực? Họ được chuẩn bị đủ để thực hiện quyền mua hàng hay là có quá nhiều đối thủ cạnh tranh và họ lựa chọn dựa trên cuộc chiến giá cả giữa các nhà cung cấp?

4. QUYỀN MẶC CẢ CỦA NHÀ CUNG CẤP

Điều này nói đến sự phụ thuộc của bạn với nhà cung cấp cho hoạt động kinh doanh của bạn. Nếu bạn khó hoặc gần như không thể chuyển đổi thì có nghĩa là họ nắm quyền chủ động, còn nếu chi phí chuyển đổi thấp thì bạn có thể thương lượng điều kiện tốt hơn cho chính mình.

5. MỨC ĐỘ CẠNH TRANH HIỆN TẠI TRÊN THỊ TRƯỜNG

Phân tích bốn áp lực đầu tiên, bạn có thể đi đến sự hiểu biết tốt về thị trường và liệu việc thâm nhập vào đó có lợi cho bạn hay không, bạn có thể tồn tại bao lâu, bạn sẽ tạo dựng không gian cho chính mình thông qua những cách nào và những gì bạn đang đối mặt.

Sự cạnh tranh

Khi bạn đã giúp người đọc biết về những xu hướng và thay đổi mô hình quan trọng trên thị trường, bạn sẽ phải bắt đầu nêu tên và chỉ ra các đối thủ cạnh tranh chính của mình. Điều này có nghĩa là không chỉ phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp (những người bán sản phẩm/dịch vụ tương tự) mà còn cả sự cạnh tranh gián tiếp.

Để giúp cho bạn và người đọc nắm bắt tốt việc những đối thủ cạnh tranh đó có thể vượt trội như thế nào, bạn nên đề cập đến những điều như lợi nhuận hàng năm, thị phần và lợi thế cạnh tranh riêng biệt. Tìm kiếm thông tin về các công ty đại chúng sẽ dễ dàng hơn so với các công ty tư nhân, nhưng việc tiến hành nghiên cứu bối cảnh càng nhiều càng tốt luôn luôn là một ý tưởng hay. Bạn nên sử dụng công cụ được gọi là Phân tích SWOT khi nghiên cứu những đối thủ cạnh tranh này để đảm bảo rằng bạn đã tìm hiểu đầy đủ. Dưới đây là chi tiết của phân tích:

PHÂN TÍCH SWOT

S – STRENGTHS: điểm mạnhHọ có những gì? Có công nghệ, thương hiệu, con người hay chuỗi giá trị của họ?
W – WEAKNESS: điểm yếuHọ không có những gì? Có phải họ thiếu kinh nghiệm quản lý, có dịch vụ khách hàng không đáng tin cậy hay chỉ đơn giản là duy trì tập khách hàng cũ nghèo nàn?
O – OPPORTUNITIES: cơ hộiVị trí để tận dụng lợi thế của họ là gì? Liệu họ có thể được hưởng lợi từ xu hướng hay thay đổi của thị trường?
T – THREATS: thách thứcĐiều gì cản trở họ? Hoặc họ nên lo lắng về những gì?

Cuối cùng, trước khi chúng ta chuyển sang việc bạn sẽ đưa sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn vào tay người khác “như thế nào”, chúng ta cần phải tìm hiểu về những gì làm cho sản phẩm/dịch vụ của bạn khác biệt so với tất cả những thứ khác trên thị trường. Sự khác biệt này thường được gọi là “tuyên bố giá trị”, “lợi điểm bán hàng độc nhất” hay “chiến lược cạnh tranh”. Một lần nữa, chúng ta sẽ bắt đầu bằng cuốn sách của Michael Porter và tham khảo Chiến lược cạnh tranh phổ quát, trong đó nêu lên ba hướng để tạo sự khác biệt trong cạnh tranh.

Mô hình SWOT trong nghiên cứu thị trường

>>>Xem thêm:

Bảng giá website của công ty uy tín

Công ty thiết kế web bán hàng tốt

CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH PHỔ QUÁT

1. CHI PHÍ THẤPLiên quan đến việc có khả năng mở rộng quy mô hoạt động để cung cấp mức giá thấp hơn phần lớn các đối thủ với nỗ lực để tối đa hóa lợi nhuận.
2. KHÁC BIỆT HÓASản phẩm hoặc dịch vụ của bạn cung cấp điều gì khác biệt hơn so với những người dẫn đầu về chi phí hiện tại trên thị trường và tạo ra sự khác biệt dựa trên yếu tố “mới mẻ”.
3. TẬP TRUNGTập trung vào một thị trường mục tiêu “ngách” hoặc rất cụ thể và tập trung vào việc thu hút một lượng nhỏ khách hàng đầu tiên trước khi chuyển sang những mục tiêu lớn hơn.

Một cuốn sách khác bạn nên đọc là “THẾ HỆ MÔ HÌNH KINH DOANH” (Business Model Generation) của Alexander Osterwalder và Yves Pigneur, cuốn sách này liệt kê một số cách rất tiện dụng giúp sản phẩm/dịch vụ của bạn tạo ra sự khác biệt. Dựa trên danh sách trong cuốn sách đó, dưới đây là một vài cách cụ thể giúp bạn có thể cạnh tranh:

SỰ MỚI MẺ – Đáp ứng nhu cầu hoặc mong muốn chưa được khám phá trước đây mà không có sản phẩm/dịch vụ nào tương tự

HIỆU SUẤT – Tạo ra cái gì đó từng bước nhanh hơn hoặc tốt hơn so với những gì đã có trên thị trường

TÍNH TÙY BIẾN – Điều chỉnh sản phẩm/dịch vụ theo từng cá nhân hoặc phân khúc khách hàng

THIẾT KẾ – Sản phẩm/dịch vụ của bạn có thiết kế tốt hơn đáng kể hoặc khác biệt so với những người #

GIÁ CẢ – Cung cấp những thứ tương tự như mọi người với mức giá thấp hơn

GIẢM THIỂU CHI PHÍ – Giúp khách hàng của bạn tiết kiệm được tiền bạc

GIẢM THIỂU NGUY CƠ – Giúp khách hàng giảm thiểu nguy cơ gặp phải khi mua những gì bạn cung cấp

KHẢ NĂNG TIẾP CẬN – Khai thác một thị trường trước đây chưa được hoặc không được phục vụ

SỰ THUẬN TIỆN – Tạo ra cái gì đó dễ sử dụng hơn bất cứ thứ gì khác trên thị trường

Mời bạn xem tiếp “Hướng dẫn toàn diện về kế hoạch kinh doanh – Kế hoạch tiếp thị“.

(Tổng hợp từ ecommerce.shopify.com/guides)


Chia sẻ bài viết này