Hướng dẫn chi tiết đánh giá ý tưởng sản phẩm (P1)

Để xây dựng một doanh nghiệp thương mại điện tử có lợi nhuận cao thì phần khó nhất luôn là lựa chọn sản phẩm phù hợp. Nhưng cũng cần phân biệt giữa sản phẩm “bán được” với sản phẩm “bán chạy”, vì để chiến thắng trong cuộc đua giữa các doanh nghiệp thì sản phẩm của bạn ngoài đáp ứng tốt nhu cầu thị trường còn phải tạo ra lợi thế cạnh tranh, và nhất là đủ sức tồn tại trong những biến cố sau này. Chính vì vậy mà chỉ một bước thực hiện sai lầm cũng có thể tiêu tốn hàng đống tiền bạc, thời gian của bạn, hoặc tệ hơn là bạn phải nhìn những “đứa con” của mình phải xếp xó trong kho như hàng phế phẩm vậy.

Với mong muốn giúp bạn đánh giá ý tưởng sản phẩm xem có khả thi và đem về lợi nhuận hay không, chúng tôi đã tập hợp toàn bộ các hướng dẫn chi tiết để bạn có cái nhìn toàn diện nhất về thị trường cũng như sản phẩm của mình. Hi vọng rằng bài viết này sẽ có ích cho quá trình xây dựng doanh nghiệp của bạn.

Lưu ý: Trong bài viết chúng tôi sẽ phân tích một số yếu tố để bạn hiểu rõ hơn về tính khả thi ý tưởng sản phẩm của bạn bằng ví dụ trực quan nhất về sản phẩm mà chúng tôi đang kinh doanh, đó là dầu dừa chăm sóc tóc.

Chế tạo, sản xuất, bán buôn hay Dropship?

Trước đi sâu vào những đánh giá, việc đầu tiên là bạn cần xác định phương thức kinh doanh của mình là gì. Với sản phẩm dầu dừa chăm sóc tốt, chúng tôi có một số lựa chọn như sau:

Chế tạo

Đối với chúng tôi, việc chế tạo một sản phẩm chăm sóc tóc bằng dầu dừa tương đối dễ dàng. Các phương thức chế biến và thành phần cần thiết đều có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng Interner, kết hợp những bí quyết riêng sẽ cho ra sản phẩm độc đáo mang thương hiệu của chúng tôi. Cũng khá may mắn khi sản phẩm mà chúng tôi chọn có quy trình chế tạo đơn giản, nguyên liệu dễ tìm, đây là bước khởi đầu tương đối suôn sẻ. Ngoài ra, chi phí đầu vào để chế tạo không quá cao, giá thành theo tính toán sẽ thấp hơn các thương hiệu khác, nhờ vậy mà khả năng tiêu thụ và doanh thu chắc chắn sẽ đầy hứa hẹn, tỷ lệ hàng tồn kho cũng thấp hơn nhiều.

Sản xuất

Với lựa chọn này chúng tôi sẽ phải tìm kiếm và làm việc với một đối tác sản xuất để phát triển sản phẩm dầu dừa chăm sóc tóc. Vì sản phẩm khá đơn giản nên quá trình này cũng không tốn nhiều thời gian. Chi phí sản xuất sản phẩm theo cách này ẽ cao hơn nhiều vì phải đạt đủ số lượng tối thiểu mà nhà sản xuất yêu cầu, có khả năng lên đến hàng chục nghìn đơn vị.

Bán buôn

Ngoài 2 cách trên chúng tôi còn có thể chọn phương pháp nhập hàng từ mối buôn rồi mang về bày bán trên website của mình. Nếu thương thảo giá nhập tốt lợi nhuận thu về sẽ rất cao, thậm chí nhập vào 10$ nhưng bán lẻ với giá 20$ cũng được. Tuy nhiên khi nhập hàng sỉ bạn sẽ khó kiểm soát được giá cả vì nó phụ thuộc nhiều vào nhà sản xuất và dự kiến của thị trường.

Dropship

Nếu không muốn có bất kỳ hàng tồn kho nào, chúng tôi sẽ chọn phương án kinh doanh theo mô hình Dropship (Tham khảo thêm TẠI ĐÂY). Khi làm việc với các dropshipping chúng tôi sẽ tiết kiệm được khoảng 20% chi phí lưu kho. Các sản phẩm vẫn sẽ được bày bán trên website như bình thường, khi có đơn hàng thì sản phẩm mới được chuyển tới.

4 mô hình này sẽ phù hợp với số vốn và từng loại mặt hàng khác nhau, bạn nên cân nhắc để chọn phương án phù hợp. Nhưng hãy nhớ rằng, bạn luôn có thể quay trở lại để chọn một mô hình khác nếu mô hình trước đó không đáp ứng được các tiêu chí dưới đây.

Các tiêu chí đánh giá ý tưởng sản phẩm

I. Tiêu chuẩn cơ bản của thị trường 

1, Kích thước và nhu cầu của thị trường tiềm năng là gì?

Để đo được kích thước của thị trường và mức độ nhu cầu là khá khó khăn, nhưng bạn sẽ rất cần các số liệu về quy mô và nhu cầu của thị trường đó trước khi đầu tư bất kể nguồn lực nào như thời gian, tiền bạc, công sức,… Bạn có thể sử dụng một số dịch vụ của bên thứ ba như Topsy để nắm được mỗi ngày có bao nhiêu người quan tâm đến sản phẩm tiềm năng mà bạn đang hướng đến. Hoặc một số công cụ phổ biến khác như Google Keyword Planner Tool giúp bạn xác định lượt tìm kiếm các từ khoá liên quan đến ý tưởng sản phẩm của bạn vào mỗi tháng.

Bằng 2 công cụ trên, chúng thấy rằng lượng tìm kiếm cho các sản phẩm dầu dừa chăm sóc tóc là rấ cao. Google Keyword Planner Tool đã thông kê có hơn 73.000 lượt tìm kiếm mỗi tháng tại Mỹ và Canada cho cụm từ “coconut oil for hair” và những từ khoá tương tự,

Dịch vụ Topsy cũng cho thấy có khoảng 150 – 250 số Tweets mỗi ngày nhắc đến từ khoá chính của chúng tôi.

Những số liệu này giúp chúng tôi khẳng định chắc chắn 100% rằng sản phẩm tiềm năng mà chúng tôi hướng đến sẽ có rất nhiều người mua, và dĩ nhiên nó cũng cảnh báo mức độ cạnh tranh là cực kỳ cao.

2, Đối thủ cạnh tranh của bạn là ai?

Biết rõ về những đối thủ của mình luôn là một lợi thế để bắt đầu kinh doanh. Bạn càng hiểu tình hình cạnh tranh hiện tại và trong tương lai thì càng giảm thiểu khả năng phải đối mặt với những biến cố sau này.

Sau khi thu thập số liệu, thông tin rồi tiến hành phân tích chúng tôi nhận thấy có ba lĩnh vực cạnh tranh trong thị trường dầu dừa chăm sóc tóc hiện nay:

– Dầu dừa nguyên chất: Dầu dừa tinh khiết là thành phần chính trong nghiên cứu của chúng tôi, sử dụng thường xuyên sẽ giúp tóc của bạn được giữ ẩm và phục hồi hư tổn. Dầu dừa tinh khiết khá phổ biến trên mạng cũng như thị trường truyền thống.

– Dầu dừa handmade: Trên mạng có rất nhiều công thức chế biến để chiết xuất dầu dừa. Tất cả những công thức ấy đều có các thành phần cơ bản hoặc sự kết hợp khác nhau để tạo ra nét độc đáo riêng.

– Sản phẩm dầu dừa thương mại: Đây là những sản phẩm được sản xuất bởi các doanh nghiệp lớn và nhỏ, chứa công thức pha trộn độc quyền để tạo ra sản phẩm tốt hơn.

3, Xác định xu hướng, mốt nhất thời và sự tăng trưởng của thị trường

Cũng quan trọng như việc xác định quy mô thị trường tiềm năng và mức độ nhu cầu, khi bạn biết được xu hướng của thị trường hiện nay thế nào sẽ tạo ra sản phẩm phù hợp hơn. Đừng để sau khi vất vả bỏ ra cả đống thời gian, tiền bạc và công sức tạo ra hàng ngàn sản phẩm rồi mới chợt nhận ra thị trường đang suy giảm nhanh chóng.

Chúng tôi đã sử dụng Google Trends để đánh giá xu hướng thị trường trong vài năm qua như thế nào.

“Coconut oil”

“Coconut oil for hair”

Mặc dù hiện nay dầu dừa có xu hướng tăng trưởng cao, nhưng ngành công nghiệp làm đẹp luôn biến chuyển với những thay đổi khó ai mà ngờ tới được nên bắt buộc phải có những nguyên liệu “đột phá” để kích thích bán hàng. Điều quan trọng là theo thời gian, những thay đổi của phương thức tiếp thị có thể làm giảm nhu cầu về dầu dừa.

4, Khách hàng có thể mua sản phẩm tại thị trường truyền thống không?

Nếu sản phẩm của bạn luôn có sẵn tại thị trường truyền thống thì hiếm khi khách hàng muốn mua chúng trên Internet.

Chúng tôi biết rằng với công dụng dưỡng ẩm, phục hồi hư tổn và làm thẳng tóc, dầu dừa đã khá phổ biến cả trên thị trường trực tuyến lẫn truyền thống, tại các khu chợ hay siêu thị đều dễ dàng tìm được những sản phẩm tương tự. Tuy nhiên, để mua được thì khách hàng vẫn phải cất công đến những địa điểm đó, và đôi khi muốn chọn đúng sản phẩm mình cần cũng không phải đơn giản.

5, Khách hàng mục tiêu là ai?

Trước khi hoàn toàn quyết định về một sản phẩm, điều quan trọng là cần phải định hướng khách hàng tiềm năng của mình là ai. Chắc chắn bạn không muốn gặp phải trường hợp  khách hàng ở những nơi quá xa, khó vận chuyển tới tận nơi hoặc khách hàng không có khả năng thanh toán trực tuyến.

Trong truyền thống chúng ta có thể sử dụng một số kênh như Quantcast, Alexa và Compete để tìm hiểu về các thông tin nhân khẩu học của thị trường mục tiêu tiềm năng. Điều này sẽ khá khó khăn với chúng tôi, vì không có những website hoặc đối thủ nào thực sự lớn để phân tích cả. Như chúng tôi đã đề cập trước đó, thị trường cho các sản phẩm chăm sóc tóc bằng dầu dừa khá phân mảnh.

Để hiểu rõ về khách hàng mục tiêu của mình, chúng tôi đã lựa chọn Twitter để phân tích. Từ kết quả mà Topsy đã đưa ra ở trên, mỗi ngày có khoảng 150 – 250 Tweets đề cập đến cụm từ “coconut oil for hair”, vì vậy chúng tôi đã có cái nhìn sâu sắc hơn về những người dùng đó. Với phân tích này, chúng tôi nhận thấy đa phần người quan tâm đến sản phẩm tiềm năng đều là nữ, độ tuổi trung bình từ 18 – 35.

Bằng Google Trends, chúng tôi xác định được vị trí địa lý tập trung nhiều khách hàng của mình.

Ở Mỹ

Ở Canada

Những thông tin này rất hữu ích cho chiến dịch tiếp thị để đến gần khách hàng mục tiêu của chúng tôi.

(Còn tiếp…)

Đọc thêm bài viết khác tại đây:

Hướng dẫn chi tiết đánh giá ý tưởng sản phẩm (P2)

Hướng dẫn chi tiết đánh giá ý tưởng sản phẩm (P3)

Doanh số bán hàng tăng lên từng ngày với 7 mẹo đơn giản


Chia sẻ bài viết này