Hướng dẫn chi tiết đánh giá ý tưởng sản phẩm (P2)

Trong phần 1 của bài viết Hướng dẫn chi tiết đánh giá ý tưởng sản phẩm chúng ta đã cùng tìm hiểu những tiêu chuẩn cơ bản của thị trường để tìm ra một sản phẩm phù hợp nhất. Tiếp tục với phần 2 dưới đây sẽ là những tiêu chuẩn cơ bản về sản phẩm mà bạn nên tham khảo.

II. Tiêu chuẩn cơ bản của sản phẩm

6, Giá bán tiềm năng là bao nhiêu

Việc hạ thấp giá sẽ làm giảm lợi nhuận trên mỗi đơn vị, tuy nhiên, với một người mới bắt đầu kinh doanh thì số tiền đó được chuyển cho hoạt động tiếp thị để tìm kiếm khách hàng sẽ hợp lý hơn. So với mặt bằng chung các doanh nghiệp thương mại điện tử trên thị trường thì mức giá dao động từ 50$ – 150$ cho mỗi đơn vị là khá phù hợp mà cũng không quá cao đối với khách hàng.

Với sản phẩm dầu dừa chăm sóc tóc của mình, sau khi xem xét chi phí trung bình cho mỗi ml, chúng tôi xác tính toán gía bán dao động từ 9$ – 20$ chỗ mỗi đơn vị có dung tích 120ml tuỳ thuộc vào vị trí của các thương hiệu. Mức giá thấp cũng đồng nghĩa với lợi nhuận nhỏ, nhưng chúng tôi sẽ có nhiều cơ hội hơn với các kênh quảng cáo trả tiền, đặc biệt là khi chúng tôi mới bắt đầu khởi nghiệp.

7, Tỷ lệ mark-up tiềm năng là bao nhiêu?

Mark-up là số tiền tăng lên dựa theo chi phí sản phẩm (ví dụ chi phí sản xuất là 20$, với 20% mark-up sẽ trở thành 24$). Số tiền này sẽ bao gồm tất cả chi phí và lợi nhuận của bạn. Hãy nhớ rằng, khi nhìn vào tỷ lệ mark-up tiềm năng bạn sẽ biết cần phải thay đổi nó như thế nào để phù hợp với tình hình phát triển của doanh nghiệp. Ví dụ, với sản phẩm dầu dừa dưỡng tóc, chúng tôi sẽ bắt đầu với số lượng tương đối nhỏ cùng những nguyên liệu cơ bản. Tuy nhiên, khi việc kinh doanh đã phát triển, số lượng đơn hàng đặt mua tăng lên thì thành phần nhập vào cũng cần nhiều hơn, chi phí sản xuất giảm đi theo tính quy mô dẫn đến giá thành cũng rẻ hơn.

Như phần trên, chúng tôi ước tính giá bán tiềm năng cho một sản phẩm dầu dừa cao cấp là 9$ – 20$. Còn dưới đây sẽ là phần tính toán để ước tính mức mark-up mới.

Với 80$ chúng tôi có thể tìm mua được 1 gallon (~3.785ml) dầu dừa nguyên chất. Ngoài ra, để sản phẩm có những điểm khác biệt cần phải có những loại tinh dầu khác và các chiết suất theo một tỷ lệ nhất định, mức giá tương đối thấp, khoảng 10$ cho mỗi 60ml.

Nếu chúng ta giả định sản phẩm chứa chủ yếu là dầu dừa với nhiều loại tinh dầu bổ sung và các chiết suất khác, tổng chi phí cần thiết sẽ là 110$ cho 3.965ml (3.785ml + 60ml + 60ml + 60ml). Chia đều dung tích trên cho mỗi phần là 120ml sẽ được 33 đơn vị tất cả, và chi phí cho mỗi đơn vị là ~3,33$.

Ngoài nguyên liệu chính là dầu dừa và tinh chất thì lọ đựng có giá khoảng 2$ và nhãn dán là 0,5$. Như vậy một sản phẩm hoàn chỉnh sẽ mất khoảng 5,83$. Mặc dù mức giá này thấp hơn giá bán tiềm năng một chút nhưng nếu chúng ta bán sản phẩm với giá 13$ – 20$ thì tỷ lệ mark-up sẽ rất hấp dẫn.

8, Số lượng thuộc tính sản phẩm là bao nhiêu

Trên thực tế, sản phẩm càng có nhiều thuộc tính thì càng dễ khiến bạn đau đầu hơn. Thông thường, điều này sẽ trở thành vấn đề không nhỏ với những thuộc tính như màu sắc và kích cỡ. Ví dụ, nếu bạn lên kế hoạch bán quần jean trực tuyến, bạn sẽ phải tích trữ nhiều kích cỡ cho các kiểu dáng khác nhau. Đây là lý do khiến chi phí lưu kho, bảo quản và vận chuyển của bạn tăng lên đáng kể. Vì vậy bạn cần phải xác định trước số lượng thuộc tính cho từng sản phẩm là bao nhiêu để có dự trù hợp lý nhất, tránh gây thừa thãi hoặc thiếu hàng.

9, Bạn có thể cung cấp sản phẩm dài hạn hay không?

Để xây dựng một doanh nghiệp trực tuyến thành công là một chặng đường gian nan và rất xa, vì vậy khả năng cung cấp sản phẩm dài hạn rất quan trọng, nó giúp bạn làm gia tăng giá trị khách hàng, tạo ra tập khách hàng trung thành với mình. Nếu muốn hướng tới nền tảng bền vững với ý tưởng sản phẩm chủ đạo của mình thì bạn cần xem xét tất cả các tiềm lực, đảm bảo rằng mình có thể cung cấp liên tục khi khách hàng có nhu cầu.

10, Kích thước và trọng lượng của sản phẩm là bao nhiêu?

Kích thước và trọng lượng sản phẩm là những yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến doanh số bán hàng của bạn. Nếu sản phẩm quá khổ hoặc quá nặng việc vận chuyển sẽ khó khăn hơn, chi phí vì vậy mà tăng cao. Ngoài ra, kích thước không hợp lý cũng là lý do để nhiều khách hàng từ chối mua sản phẩm của bạn. Đừng quên khoản lưu kho, quản lý nữa!

(Còn tiếp…)

Đọc thêm bài viết khác tại đây:

Hướng dẫn chi tiết đánh giá ý tưởng sản phẩm (P1)

Hướng dẫn chi tiết đánh giá ý tưởng sản phẩm (P3)

“Chăm sóc khách hàng” không hề khó như bạn tưởng


Chia sẻ bài viết này