Thiết kế website bán hàng không khó khi hiện nay các chủ shop có sự trợ giúp từ nền tảng bán hàng hiện đại như Kinh Doanh Việt. Tuy nhiên, sau khi “rinh” một em website về để kinh doanh, nhiều chủ shop lại chưa có thời gian cũng như kinh nghiệm để quản trị và tận dụng website thật hữu ích. Không quá khó khăn hay yêu cầu kỹ thuật gì cao siêu, chỉ với những lưu ý nhỏ dưới đây, bạn và các chủ shop có thể áp dụng ngay vào website của mình và biến website bán hàng trở thành nhân viên kinh doanh xuất sắc nhất.
-
1. Đóng vai khách hàng
- Hô biến website bán hàng thành “nhân viên kinh doanh” xuất sắc
Có lẽ bạn và các nhân viên chính là những người thường xuyên “thăm quan” website nhất, và đó là một điều rất tốt. Bạn sẽ ngay lập tức nhận ra những thay đổi dù là nhỏ nhất với website. Tuy nhiên, điều này lại dẫn đến một sai lầm phổ biến – bạn có xu hướng “chán ngấy” thiết kế giao diện hay cách trình bày trên website nhanh hơn bất kỳ khách hàng nào khác. Nếu đặt mình vào vị trí của khách hàng, bạn sẽ thấy những hình ảnh, thông tin đang khiến bạn quen thuộc thực ra không nhàm chán với người dùng chút nào. Để biến website thành trợ thủ đắc lực, bạn hãy luôn đặt mình vào vị trí khách hàng để nhìn nhận trang web thật hiệu quả.
-
2. Responsive
Chúng ta đang sống trong thời đại của thiết bị di động, do đó sẽ thật là thiếu sót nếu website của bạn chưa được thiết kế responsive để phù hợp với mọi thiết bị hiển thị. Một website được thiết kế responsive (website responsive) sẽ hiển thị sản phẩm với hình ảnh, thông tin chi tiết một cách chất lượng và chuyên nghiệp, qua đó đem lại trải nghiệm tốt với khách hàng. Nếu website của bạn đang có giao diện di động, đã đến lúc bạn cần nâng cấp thành giao diện responsive để tương thích với các thiết bị truy cập hiện đại khác.
-
3. Về chúng tôi
- Tận dụng website bán hàng để kinh doanh hiệu quả
Với nhiều website bán hàng, phần thông tin giới thiệu doanh nghiệp/cửa hàng trong mục Về chúng tôi (About us) là một trong những trang có nhiều lượt xem nhất bên cạnh trang chủ và trang sản phẩm. Khách hàng không chỉ muốn tìm mua sản phẩm tốt nhất mà còn muốn biết thông tin về bạn, như cửa hàng của bạn ra đời năm nào, địa chỉ ở đâu hay tầm nhìn phát triển trong 5 năm nữa của cửa hàng là gì. Tất cả những thông tin ấy nên được đăng tải đầy đủ để mang đến cho khách hàng niềm an tâm và cũng góp phần tạo nên thương hiệu của cửa hàng.
-
4. Cập nhập thông tin
Lướt qua các thông tin bạn đang cung cấp đến khách hàng trên website như chính sách đổi trả, hoàn tiền, vận chuyển cũng như thông tin liên hệ có thay đổi gì không. Nếu có hãy cập nhập những thông tin ấy ngay lập tức nhé. Không chỉ vậy, các link hỏng, sản phẩm lỗi, hình ảnh mờ hay không chất lượng cũng nên nằm trong danh mục cần được “soi” và chỉnh sửa.
-
5. Thông tin liên hệ
- Đừng quên phần thông tin liên hệ trong website bán hàng
Khách hàng muốn liên hệ với bạn về tình trạng sản phẩm hay muốn có thêm lời tư vấn để chọn được sản phẩm ưng ý trên website, họ sẽ làm như thế nào? Đừng bỏ lỡ cơ hội bán hàng và chăm sóc khách hàng chỉ vì bạn đang thiếu những thông tin liên hệ cơ bản. Hãy thêm số điện thoại di động, cầm tay hay các nút mạng xã hội vào trang chủ website. Điều này sẽ tạo thuận lợi để mọi khách hàng đều có thể liên hệ với bạn và nhân viên bất cứ lúc nào.
-
6. Landing page
Mỗi trang landing page là một cơ hội ngàn vàng, không chỉ để cung cấp giá trị thực sự thông qua trang web của bạn, mà còn là cách rất tốt để xây dựng cơ sở dữ liệu. Để thiết kế và phát triển nội dung phù hợp cho một landing page là điều không quá khó khăn. Thay vì cố gắng nhồi nhét thật nhiều thông tin về tính năng sản phẩm hay chất lượng dịch vụ, bạn hãy chọn lọc những thông tin “sáng” nhất, có khả năng gây ấn tượng với khách hàng và thôi thúc họ cần phải click ngay vào để mua hàng hay sử dụng dịch vụ.
-
7. Chia sẻ mạng xã hội
- Chia sẻ mạng xã hội trong xây dựng website bán hàng
Không chỉ tạo điều kiện để khách hàng có thể dễ dàng liên hệ với bạn từ các thông tin trên website, khách hàng hiện nay còn muốn kết nối và theo dõi bạn trên các mạng xã hội nữa. Đừng quên cung cấp thông tin tài khoản mạng xã hội cũng như những thông tin đủ hấp dẫn để khách hàng chia sẻ trên đó.
-
8. Blog
Mỗi bài đăng blog là một cơ hội để bạn xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng, gia tăng số lượng các trang được index cũng như đem đến cơ hội để có thêm nhiều khách hàng mới cho website. Bạn có thể đặt nút Kêu gọi hành động tại phần cuối cùng của mọi bài đăng blog, như vậy khách hàng sẽ dễ dàng được điều hướng đến hành động bạn mong muốn.
-
9. Ngưng khác biệt
Khác biệt là điều cần thiết cho mọi cửa hàng kinh doanh, nhất là kinh doanh trực tuyến, tuy nhiên có nhiều shop bán hàng đang đi quá xa với sự khác biệt khiến khách hàng choáng váng. Nếu một người mua hàng truy cập vào website bán hàng của bạn và không thể hiểu được công việc kinh doanh chủ đạo của bạn trong vòng 6 giây, chắc chắn họ sẽ rời khỏi của bạn. Thay vì khiến khách hàng lạc lối trong mê cung sản phẩm, hãy đem đến sự gần gũi và tập trung vào sản phẩm chủ đạo trên toàn website của bạn.
-
10. Thăm quan đối thủ
Ít nhất mỗi năm một lần bạn hãy ghé thăm website của đối thủ để xem họ đang làm những gì trên website. Không chỉ đánh giá về cách bố trí các menu, hình ảnh trang chủ hay hình ảnh sản phẩm, những thông tin như từ khóa, landing page hay bài viết blog… là những điều bạn có thể xem xét và học hỏi từ đối thủ của mình. Từ đó rút ra bài học phù hợp với website của mình.
Thông qua những gợi ý trên đây, bạn có thể áp dụng ngay vào website bán hàng của mình mà không cần can thiệp về HTML/CSS. Chỉ với những thay đổi nhỏ này thôi, bạn sẽ biến website bán hàng của mình thành một nhân viên kinh doanh cần cù và chuyên nghiệp, từ đó giúp gia tăng doanh thu cũng như mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm thật khó quên.
(www.business2community.com)