Tại sao thương hiệu của bạn thất bại ngay khi ra mắt

Có quá nhiều sai lầm khi công việc kinh doanh của bạn gặp thất bại. Tất nhiên, rất khó để bạn có thể nhìn nhận vấn đề trong thời điểm khó khăn đó, vậy tại sao bạn không tìm cách quán triệt nó ngay từ khi bắt đầu, người xưa có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh” là ở chỗ đó. Dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn những nguyên nhân dẫn đến thương hiệu của bạn thất bại ngay từ bước khởi đầu mà bạn nên tránh xa:

4 bí quyết giúp bạn vững tin hơn khi bước vào kinh doanh

Bí quyết “nuôi dưỡng” lòng trung thành của khách hàng

1. Chọn tên dở

Đây là một trong những sai sót thường gặp phải nhất bởi các công ty nhỏ và vừa. Họ nghĩ rằng, mình chỉ là một doanh nghiệp nhỏ, không cần quá quan trọng việc tên tuổi. Một cái tên thương hiệu dở thường rơi vào những trường hợp như khó phát âm, khó nhớ, dễ hiểu sai và chả có ý nghĩa gì. Bạn bắt buộc phải tránh điều này nếu muốn ghi lại dấu ấn trong lòng khách hàng trong lần đầu tiên họ biết đến thương hiệu của bạn.

2. Ép khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn

Bạn có biết rằng, không gì đuổi khách hàng nhanh bằng việc ép họ phải sử dụng những sản phẩm/dịch vụ mà họ không cần đến hoặc phải chấp nhận các điều khoản sử dụng dịch vụ bất lợi cho họ. Một sự việc nổi tiếng đã xảy ra đó là: Ứng dụng chia sẻ hình ảnh Instagram từng phải xin lỗi người dùng vì trót thay đổi một số Điều khoản sử dụng bị đánh giá là “không chấp nhận nổi”.

3. Làm mất lòng khách hàng

Trường hợp bạn làm mất lòng khách hàng dù là vô tình hay cố ý thì cũng gây ra những hậu quả khôn lường. Thậm chí nó cách đẩy doanh thu của bạn xuống mức thấp không tưởng. Đó là trường hợp “vạ miệng” của CEO thương hiệu thời trang Abercrombie & Fitch khi ông này tuyên bố sẽ không bán quần áo kích cỡ lớn vì trang phục của hãng chỉ dành cho “các bạn trẻ xinh đẹp, thon thả”. Kết quả là doanh thu của hãng trong quý 1 năm nay giảm 17%. Dù có lẽ là không cố ý nhưng rõ ràng khách hàng đã hiểu theo ý đó, rằng bạn đang xúc phạm họ và chẳng có lý do gì họ cần phải mua hay sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn cả.

4. Bán được hàng là xong

Đã qua rồi thời mua bán kiểu chộp giật, bán hàng xong là xong, không còn liên quan gì đến khách hàng nữa. Nếu bạn vẫn còn giữ quan điểm đó, có lẽ công việc kinh doanh của bạn không thể đi xa hơn được, nó không thể phát triển một cách bền vững như bạn mong muốn. Trong khi người mua hàng ngày nay rất thông minh, họ có thể ngồi nhà chỉ để mua và nhận sản phẩm của bạn, mà họ vẫn biết cách chọn được sản phẩm ưng ý, giá rẻ nhất, bới vậy hãy biết cách chăm sóc cả khâu sau bán. Chỉ với 1 email, 1 cú điện thoại hỏi thăm sau lần mua hàng đầu tiên, có lẽ khách hàng sẽ nhớ đến bạn.


Chia sẻ bài viết này