Trong những năm gần đây, thị trường kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam ngày càng sôi động. Có nhiều người trong số đó kinh doanh thành công, những cũng không ít các công ty, cửa hàng bán lẻ rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng mặc dù kinh doanh bán lẻ là cơ hội làm giàu trong thế giới hiện đại . Đứng trước những khó khăn, nhiều công ty, cửa hàng bán lẻ đã gồng lên, cố gắng tìm cho mình những liệu pháp mới để có thể đứng vững đến thời điểm hiện tại.
Mà công thức chung nhất mà các cửa hàng bán lẻ ngày nay áp dụng: “thành công = mua rẻ + bán nhiều- chống thất thoát”
Chỉ với công thức đơn giản như vậy mà có thể thay đổi được tình hình là bởi vì:
1. Mua rẻ:
Một luật bất thành văn để có thể được mua rẻ thì cửa hàng kinh doanh bán lẻ đó phải nhập hàng với số lượng lớn.
Bởi vì cửa hàng sản xuất không thể bỏ ra chi phí đầu tư quá cao, chạy dây chuyền cho những hóa đơn số lượng nhỏ được. Điều đó tương đương với chuyện họ sẽ không thu được nhiều lợi nhận và thậm chí là hòa hoặc lỗ vốn. Tuy nhiên, bạn hãy nghĩ xem mua với số lượng lớn, quy mô bán lẻ nhỏ, hàng hóa dư đọng lâu dài và không thể bán được vì không đủ sức cạnh tranh với những sản phẩm cải tiến, thế hệ mới.
Vì vậy, để đảm bảo vẫn mua được rẻ, bán lẻ hiệu quả thì không thể chỉ có 1- 2 cửa hàng là đủ mà phải mở và quản lý cửa hàng bán lẻ theo chuỗi cung- cầu với số lượng lớn (trừ trường hợp bạn bắt tay với các cửa hàng khác để cùng nhập hàng rồi chia nhỏ). Dễ dàng nhận thấy các siêu thị bán lẻ thành công trên thế giới và Việt Nam đều phải phát triển theo chuỗi. Nó lý giải tại sao Big C mở rộng hệ thống bán hàng của mình trên khắp các tỉnh thành của cả nước từ Bắc tới Nam.
Mua rẻ là điều bất kì cửa hàng, siêu thị nào cũng đều mong muốn nhưng không phải ai cũng có thể làm được. Mặc dù biết phải mua nhiều thì mới được nhận giá tốt, nhưng cũng tùy vào từng trường hợp. Nếu không phải là nhà phân phối, cửa hàng liên kết, hợp tác làm ăn lâu dài, mà chỉ có ý định nhập số lớn bùng phát thì khó lòng mà nhận được giá mềm như suy nghĩ. Vấn đề này cũng minh chứng rõ ràng rằng tại sao chuối cửa hàng của Thế giới Di động với hơn 200 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc, khắp các tỉnh thành, có thể mua rẻ sản phẩm của Samsung, Nokia nhưng một của hàng bán điện thoại ở phố Thái Hà thì lại không thể làm được điều đó. Hay như các chuối siêu thị điện máy lớn cũng vậy. Pico Plaza, Trần Anh, HC,… có thể mua rẻ được hàng điện tử của nhà sản xuất mà những cửa hàng điện tự nhỏ khác thì không.
Mặt khác, các cửa hàng bán lẻ truyền thống của chúng ta hiện nay thường không mua với số lượng lớn. Xu hướng nhập hàng riêng biệt, mạnh ai người đó đi nhập mà không liên kết với nhau thì khó lòng là lấy được giá rẻ. Cho nên hiện tượngcác chủ cửa hàng bán lẻ vẫn phải chịu cảnh mua đắt là điều tất yếu.
2. Giải pháp cho các cửa hàng kinh doanh bán lẻ
Một là phải định hướng phát triển bán lẻ theo chuỗi.
Bán hàng theo chuỗi gồm nhiều cửa hàng bán lẻ tại nhiều địa điểm khác nhau, như thế bạn vừa có thể tập hợp đơn lấy hàng khối lượng lớn mà còn bán được nhiều hàng cho người tiêu dùng. Như thế không chỉ mua hàng rẻ mà bạn còn bán được nhiều hàng hơn.
Từ đó nhận thấy rằng đây hoàn toàn là 1 chiến lược, quản lý cửa hàng bán lẻ lâu dài chứ không phải là chỉ là giải pháp tình thế. Các chuỗi cửa hàng bán lẻ Metro, BigC, Pico Plaza, Nguyễn Kim, FPT Retail,… là những minh chứng cụ thể cho nhận định đó.
Ngoài ra định hướng này còn giúp cho chúng ta phát triển được các nhãn hiệu riêng, thuê chính hãng sản xuất đó gia công cho mình. Hoặc tạo ra những nhãn hiệu riêng cho thương hiệu của chúng ta thì giá cả sẽ do cửa hàng quyết định chứ không phải nhà sản xuất vì họ chỉ là đơn vị gia công cho các hãng bán lẻ mà thôi.
Hai là cần mua hàng theo nhóm, mua hàng theo hiệp hội.
“Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại lên hòn núi cao” quả không sai.
Nếu như cửa hàng bán lẻ của bạn không có điều kiện để mở các chuỗi bán hàng thì việc liên kết với các cơ sở khác cùng nhau mua hàng lại là giải pháp mang tính chiến thuật có tính khả thi cao. Một cửa hàng tự sang Thái Lan nhập lô quần áo chắc chắn sẽ bị giá trên trời so với việc 10 shop thời trang tập hợp nhau lại, đánh hàng quần áo từ nước bạn mang về chắc chắn sẽ được mức giá ưu đãi hơn nhiều. Và nếu tập hợp được nhiều hơn nữa, mua số lượng lớn hơn nữa thì các chủ hàng còn có cơ hội mua được sản phẩm giá tốt hơn nhiều. Đây chính là sức mạnh của những nhà kinh doanh bán lẻ nhỏ tạo ra.
Hơn nữa bạn cần phải tham gia vào hiệp hội bán lẻ. Có thể tổng số lượng bạn mua tương đối lớn, nhưng lại chia nhỏ cho nhiều mặt hàng khác nhau, của các hãng khác nhau vô cùng khó khăn trong công tác nhập hàng. Đặc biệt đối với những loại hàng nhập khẩu nước ngoài mà Việt Nam không có.
Bạn không thể cầm danh sách 100 loại thiết bị điện tử từ 100 hãng khác nhau đến từ Đức để đi đặt hàng được.Và cũng chẳng có công ty sản xuất nào sẽ xuất hóa đơn 1 chiếc máy gửi về Việt Nam cả. Nếu họ có bán thì chắc chắn cũng phải mua với giá cắt cổ. Tham gia hiệp hội các nhà kinh doanh bán lẻ tại nước đó, hàng năm đóng 1 khoản phí thành viên nhỏ thì hiệp hội các nhà bán lẻ Đức sẽ làm việc với tất cả các hãng sản xuất đó giúp chúng ta một cách tốt nhất.
Ba là phải quản trị hàng hóa hiệu quả, tập trung vào sản phẩm có lãi cao hoặc có doanh số lớn và chuyên gia giỏi về đàm phán với nhà cung cấp.
Mặc dù đây là chiêu thức nằm trong lòng bàn tay của người quản lý cửa hàng bán lẻ nhưng để làm được điều này cần phải có những phân tích chi tiết cho từng hàng hóa. Nhiệm vụ của quản lý cửa hàng làhọ phải nhận điện được các sản phẩm của mình thông qua phân tích dữ liệu bán hàng, tồn đọng, doanh thu, lợi nhuận trên phần mềm quản lý bán hàng đang áp dụng. Và sau đó cần hết sức tập trung vào dòng sản phẩm này. Như vậy dù không mở theo chuỗi hay chưa tham gia các hiệp hội thì các cửa hàng bán lẻ vẫn mua rẻ vì số lượng mua lớn nhờ công tác quản trị hàng hóa.
Với công thức kinh doanh bán lẻ này, chúc cho cửa hàng của bạn có những bước đi đúng đắn và hiệu quả.
Đọc thêm bài viết Bạn là một nhà kinh doanh bán lẻ thành công hay thất bại?