Cẩm nang mua sắm online an toàn 2015 (P2)

Có người từng nói mua sắm online là một sự may rủi, điều này cũng không hoàn toàn sai, nhất là ở thị trường Việt Nam. Vì hiện nay tình trạng lừa đảo khách hàng với nhiều chiêu trò tinh vi vẫn diễn ra thường xuyên, khiến người tiêu dùng mất niềm tin vào thương mại điện tử. Tuy vậy, bạn vẫn có thể yên tâm mua hàng trực tuyến nếu nắm chắc một số bí quyết quý báu. Trong phần 1 của bài viết Cẩm nang mua sắm online an toàn 2015 chúng tôi đã chia sẻ 4 trong số những bí quyết ấy. Hãy cùng tìm hiểu các bí quyết tiếp theo trong phần 2 ngay sau đây.

5. Tìm hiểu thông tin website, cửa hàng vật lý

Sau khi đã tìm hiểu tất cả thông tin về sản phẩm, so sánh giá của vài nơi cũng đừng vội quyết định mua, bước tiếp theo là hãy kiểm tra thông tin của website và cửa hàng vật lý (nếu có) đã. Những website uy tín thường dành riêng một trang để trình bày thông tin về lĩnh vực kinh doanh, cách thức liên lạc, trụ sở chính và những chứng nhận của mình. Bạn nên kiểm tra xem những thông tin này có chính xác hay không, tránh trường hợp gặp phải “shop ma”.

Ngoài ra, một số cửa hàng kết hợp giữa kinh doanh online với truyền thống sẽ luôn có một cửa hàng vật lý, bạn cũng cần phải xem xét về những thông tin của cửa hàng này. Điều đó rất hữu ích khi bạn định mua voucher ăn uống, hãy chỉ đến những quán uy tín, có danh tiếng, tránh trường hợp tới nơi mới thấy mặt bằng tồi tàn, đồ ăn thức uống kém chất lượng.

6. Phương thức thanh toán

Hiện nay có một số phương thức thanh toán phổ biến được các cửa hàng trực tuyến áp dụng là: Chuyển khoản qua thẻ (Visa), chuyển khoản qua ngân hàng, thanh toán khi nhận và công thanh toán trực tuyến (Paypal, Ngân Lượng, Bảo Kim,…). Trong đó an toàn nhất là nhận hàng rồi mới gửi tiền (cho nhân viên giao hàng hoặc trực tiếp cho chủ cửa hàng), còn những phương thức trên nguy cơ bị mất tiền, bị mất tài khoản vẫn rất cao.

Bạn nên kiểm tra xem website kia đang dùng phương thức thanh toán nào, thông tin mà họ yêu cầu từ bạn gồm những gì, chế độ bảo mật ra sao. Khi đã cảm thấy an toàn mới chấp nhận chuyển tiền cho họ.

7. Chính sách mua bán

Vì là mua sắm trên mạng nên khi gặp vấn đề nào đó bạn sẽ không thể đến tận nơi để khiếu nại được, vậy nên đọc kĩ chính sách mua hàng là bước rất quan trọng. Bạn cần phải biết cửa hàng đó có cho phép bạn hoàn trả sản phẩm hay không, nếu có thì điều kiện là gì (sản phẩm gặp lỗi từ phía nhà sản xuất, sản phẩm không đúng mô tả hay phải chịu chi phí khấu hao). Đối với những mặt hàng điện tử thì chế độ bảo hành như thế nào. Ngoài ra bạn cũng cần chú ý đến những chính sách sau bán như dịch vụ chăm sóc khách hàng, chương trình tri ân,…

Để đảm bảo an toàn thì trước khi thực hiện giao dịch hãy lưu lại những cam kết của chủ cửa hàng để làm bằng chứng cho các khiếu nại sau này.

8. Tham khảo ý kiến người khác

Dù đã tự mình tìm hiểu rất kĩ nhưng đôi lúc bạn vẫn không thể đáng giá khách quan các thông tin cần thiết được. Lúc này, để chắc chắn hãy tham khảo những ý kiến của khách hàng đã từng dùng sản phẩm này hoặc đã mua ở cửa hàng này, xem đánh giá của họ thế nào. Ngoài ý kiến trên mạng bạn cũng nên hỏi bạn bè, người thân của mình (nếu họ biết) để chắc chắn hơn.

Trên đây là 8 bí quyết để mua hàng trực tuyến an toàn mà chúng tôi muốn chia sẻ. Còn bạn thì sao, bạn có king nghiệm thú vị nào muốn chia sẻ cùng mọi người hay không? Đừng ngần ngại đưa ra ý kiến của mình nhé!

Hãy trở thành người mua sắm online thông thái với những bí quyết hữu ích mà Kinh Doanh Việt chia sẻ trong bài viết này!

Đọc thêm bài viết khác tại đây:

Cẩm nang mua sắm online an toàn 2015 (P1)

6 bí quyết tăng tỷ lệ chuyển đổi trong kinh doanh online (P2)

6 bí quyết tăng tỷ lệ chuyển đổi trong kinh doanh online (P1)


Chia sẻ bài viết này