Hiện nay có rất nhiều khách đặt hàng trên các trang thương mại nhưng họ lại “quên” mất hoặc không thao tác đến bước thanh toán nhưng bạn đừng vội mà bỏ qua những khách hàng ấy. Đó là những khách hàng tiềm năng đừng bỏ qua họ, họ đã đặt hàng nghĩa là họ yêu thích mặt hàng đó và có ý định mua nhưng vì vài yếu tố có thể là chủ quan hay lỗi mạng, họ không nhìn thấy, quên, đắn đo…mà họ không đi đên bước thanh toán vậy hãy lập tức làm các cách sau đây để xử lý những vị khách hàng này:
1. Tính rõ ràng quan trọng hơn sự sáng tạo
Trang eBay thường gửi email có ghi cụ thể tên khách hàng trong dòng tiêu đề: “Giỏ hàng của bạn nhớ bạn, [tên khách hàng]”.
Dòng tiêu đề “mời gọi” khách hàng mở email phải rõ ràng, đề cập trực tiếp đến món hàng hoặc danh mục sản phẩm mà khách chưa thanh toán. Việc sáng tạo quá mức bằng một tiêu đề lộn xộn rất dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng.
2. Làm nổi bật những thao tác cần thiết
Nếu muốn khách hàng nhanh chóng quay trở lại với giỏ hàng chưa thanh toán, hãy tạo sự dễ dàng cho họ bằng cách tạo nút kêu gọi hành động CTA (Call To Action) như “Mua hàng”, “Thêm vào giỏ hàng”, “Thanh toán”… ngay trong email.
3. Gửi email trong vòng 24 giờ
Dù khách hàng không thanh toán đơn hàng vì bất kỳ lý do gì, bạn cũng nên gửi email cho họ trong vòng 24 giờ. Bạn “ngâm” email càng lâu, cơ hội giữ chân khách hàng càng ít đi.
Nguyên nhân là, sau một khoảng thời gian khá dài, khách hàng sẽ không còn ghi nhớ đầy đủ về toàn bộ thông tin của sản phẩm mà họ đã chọn hoặc họ đã không còn hào hứng với sản phẩm giống như lúc đầu nữa.
Có 2 yếu tố thời gian quan trọng cần cân nhắc trước khi gửi email “gợi nhớ” khách hàng: thời điểm họ thường đọc email và thời điểm họ thường ghé thăm website bán hàng.
4. Thể hiện sự đáng tin cậy
Đây cũng chính là thời điểm để “nhắc nhớ” khách hàng về lý do tại sao ban đầu họ lại chọn sản phẩm của bạn.
Hãy cho họ thấy được lợi điểm bán hàng độc nhất USP (Unique Selling Point: ưu thế của một thương hiệu hay sản phẩm, tạo sự khác biệt với các thương hiệu hay sản phẩm cạnh tranh) của bạn cũng như các phương thức thanh toán an toàn, chính sách hoàn trả…
Thể hiện sự đáng tin cậy trong email không những giúp tạo ra nét khác biệt của thương hiệu mà còn giúp loại bỏ tâm lý e dè của khách khi mua hàng trên các trang thương mại điện tử.
5. Hiển thị thông tin liên hệ đầy đủ
Đừng để khách hàng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin liên hệ với người hỗ trợ mình.
Hãy thể hiện rõ thông tin mà khách hàng có thể tiếp cận để được hỗ trợ, từ số điện thoại cho đến email cụ thể. Nếu công ty bạn có khoảng thời gian chăm sóc khách hàng cố định trong ngày thì cũng nên hiển thị rõ thông tin đó.
6. Hiển thị sản phẩm mà khách hàng bỏ lỡ
Email nhắc nhở thanh toán sẽ vô giá trị khi không bao gồm thông tin chi tiết cũng như hình ảnh hấp dẫn của những món hàng mà khách đã “lãng quên”.
Những hình ảnh trực quan sinh động của sản phẩm chính là công cụ tuyệt vời để “kích hoạt” cảm xúc mua hàng của người đọc email, do đó, đừng bao giờ chỉ gửi một email mang tính thuần văn bản cho họ.
7. Chuyện trò với khách hàng
Sự cá nhân hóa là chìa khóa quan trọng trong việc giành lại khách hàng.
Hãy duy trì giọng văn đàm thoại thân thiện như thể bạn đang trò chuyện với khách hàng và đặc biệt tránh sai lầm tối kỵ là viết nhầm tên của họ.
Ngoài nhắc nhớ về các sản phẩm mà khách hàng “bỏ quên” trong giỏ hàng, nội dung email cũng có thể giới thiệu thêm những sản phẩm khác (liên quan đến sản phẩm khách đã mua hoặc những sản phẩm khách có thể sẽ thích, dựa vào các cơ sở dữ liệu hành vi).
8. Giúp khách hàng dễ tiếp cận với bạn hơn
Việc gửi email như thế này có thể sẽ không đạt được mục đích như mong muốn ban đầu là giúp khách hàng thanh toán đơn hàng cũ của họ trên website, nhưng bạn có thể tận dụng cơ hội này để phổ biến các trang mạng xã hội của thương hiệu.
Đây là một trong những phương thức khá hiệu quả để khách hàng dễ tiếp cận hơn với trang thương mại điện tử của bạn trong tương lai.
9. Email phải hiển thị tốt trên điện thoại di động
Theo một nghiên cứu gần đây của Litmus, 53% email được mở trên điện thoại di động. Vì vậy, để nâng cao trải nghiệm người dùng cho khách hàng sử dụng điện thoại di động, email “nhắc nhở” của bạn nên được hiển thị tốt trên điện thoại di động nói riêng và tất cả các thiết bị nói chung.
10. Hiển thị thông tin chi phí giao hàng rõ ràng
Nhiều khách hàng không muốn thanh toán đơn hàng chỉ vì chính sách giao hàng không được hiển thị rõ ràng.
Do đó, bạn nên đề cập thẳng thắn đến chính sách vận chuyển, bao gồm cả chi phí (dù miễn phí hay có tính phí) và thời gian giao hàng trong email gửi cho khách hàng.
Xem thêm
Những vấn đề cần lưu ý khi quảng cáo banner
Mạng xã hội ngách – Hướng đi mới cho mạng xã hội Việt
7 lợi ích tuyệt vời của thương mại điện tử cho nhà bán lẻ