Bạn cần ý tưởng cho chủ đề blog? Bạn có biết những nội dung nào có hiệu quả nhất cho đối thủ cạnh tranh của bạn? Khi bạn biết được nội dung nào có tác dụng với đối thủ cạnh tranh, bạn có thể sử dụng những chủ đề để động não tìm ý tưởng cho các bài viết blog của riêng mình. Bài viết này sẽ chia sẻ năm cách để nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và nội dung của họ, cùng với cách để làm điều đó.
Cách nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để cải thiện nội dung blog (Phần 1)
1. Xác định nội dung được chia sẻ nhiều nhất
Bạn và đối thủ cạnh tranh đang cố gắng để thu hút cùng đối tượng. Nếu mọi người đang chia sẻ nội dung từ trang web của đối thủ cạnh tranh, nhiều khả năng là họ cũng sẽ chia sẻ nội dung tương tự từ trang web của bạn. Đó là lý do tại sao việc nghiên cứu những nội dung nào đối thủ cạnh tranh đang xuất bản và nơi nào họ đang tìm kiếm sự tương tác nhiều nhất rất quan trọng.
Bạn có thể phân tích nội dung blog của đối thủ cạnh tranh và tìm hiểu lượng chia sẻ mạng xã hội cho mỗi bài viết của trang web đó. Bạn thấy những gì? Để tìm ra xu hướng, hãy tự hỏi xem liệu một chủ đề hay kiểu phương tiện truyền thông (ví dụ như infographic) thường nhận được nhiều chia sẻ. Liệu một nền tảng mạng xã hội có hiệu quả hơn nền tảng khác với nhiều loại bài viết cụ thể? Liệu có bất kỳ nền tảng nào có xu hướng chiếm phần lớn lượng chia sẻ tổng thể hay không?
Xác định nội dung được chia sẻ nhiều nhất – nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Bạn có thể dễ dàng nhận ra một vài nền tảng rất phổ biến với khán giả của đối thủ cạnh tranh và nếu bạn đang không hoạt động trên các kênh đó, có thể đã đến lúc để thiết lập cửa hàng ở đó.
Nếu kiểu chia sẻ nội dung nhiều nhất là bài đăng nhóm (ví dụ như các cuộc phỏng vấn hay những ý tưởng từ nhiều người có tầm ảnh hưởng), bạn có thể đưa ra bài đăng nhóm của riêng mình với phương pháp tiếp cận chủ đề theo một cách khác hay khắc phục một vấn đề hoàn toàn khác.
Hoặc bạn có thể tìm thấy một bài viết nhất thời được chia sẻ rất nhiều. Ví dụ, bạn có thể thấy một bài về các xu hướng trong ngành với nhiều chia sẻ. Bạn có thể sử dụng điều đó làm lợi thế bằng cách viết bài về các xu hướng của riêng bạn tập trung vào một khía cạnh hẹp của thị trường hoặc ngành.
Bạn có thể tìm hiểu xem ai đang chia sẻ nội dung của đối thủ cạnh tranh và ghi chú lại những người có ảnh hưởng nhất đang chia sẻ nội dung. Nếu bạn định viết nội dung tương tự, bạn nên kết nối với những người có tầm ảnh hưởng này, cho họ biết về các bài viết mới của bạn và đề nghị họ chia sẻ.
Xem thêm: thiet ke web ban hang
web bán xe đạp đẹp
web xe máy
2. Kiểm tra thứ hạng từ khóa
Việc tìm ra nội dung blog của đối thủ cạnh tranh đang được xếp hạng với những từ khóa nào sẽ cung cấp cho bạn các ý tưởng bổ sung cho nội dung. Bạn có thể viết được một bài viết tốt hơn nhiều (tất nhiên là tập trung vào các từ khóa cụ thể) so với đối thủ cạnh tranh của bạn và chiếm lấy một vài lưu lượng truy cập của họ!
Bạn có thể tìm hiểu top 10 từ khóa thu hút lưu lượng truy cập đến trang web của đối thủ cạnh tranh. Bạn cũng nên tìm hiểu lượng tìm kiếm trung bình hàng tháng cho một kết hợp cho từ khóa ở vị trí mà bạn đã chỉ định (ví dụ như Việt Nam) cũng như chi phí trung bình cho mỗi nhấp chuột nếu bạn muốn chạy quảng cáo Google cho các từ khóa đó.
Hãy nghĩ về tất cả các khả năng. Với dữ liệu này, bạn có thể tìm những chủ đề phổ biến và viết nhiều bài chi tiết hơn tập trung vào các từ khóa đặc biệt để tạo ra kết quả theo cách của bạn.
Kiểm tra thứ hạng từ khóa – nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Bạn muốn có nhiều ý tưởng hơn nữa? Hãy tiến hành nghiên cứu từ khóa bổ sung dựa trên các từ khóa mà bạn đã có được ban đầu. Ví dụ, nhập các từ khóa vào Google Keyword Planner và Google sẽ cho bạn thấy số tìm kiếm ước lượng cho những từ đó cũng như các từ khóa liên quan. Lúc này bạn thậm chí sẽ có thêm nhiều ý tưởng cho nội dung dựa trên từ khóa.
Nếu bạn đã xuất bản bài viết dựa trên các từ khóa này, hãy xem lại những bài đó và tối ưu hóa chúng để có thứ hạng tốt hơn dựa trên những phát hiện mới của bạn.
Bạn có thể xem tiếp “Cách nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để cải thiện nội dung blog (Phần 2)” tại đây
(Tổng hợp từ www.socialmediaexaminer.com)