Trong bài viết “ Làm thế nào để đo lường hiệu suất cửa hàng bán quần áo của bạn?” Blog Kinh Doanh Việt cùng bạn tìm hiểu về các chỉ số giúp đo lường hiệu quả của cửa hàng bán quần áo thông qua số lượng khách hàng, tỷ lệ chuyển đổi, doanh thu trung bình và tổng lợi nhuận. Những chỉ số này phù hợp với việc kinh doanh tại cửa hàng, còn đối với việc kinh doanh trên website, bạn sẽ cần thêm một số chỉ số khác nữa. Để theo dõi hiệu quả trên website của mình, bạn có thể sử dụng Google Analytics – công cụ hoàn toàn miễn phí từ Google và là một trong những công cụ theo dõi website mạnh nhất hiện nay.
1. Số người truy cập
Chỉ số Visiort hay còn gọi là số người truy cập là một trong những chỉ số theo dõi quan trọng đối với bất kỳ website nào. Bạn kinh doanh quần áo trên website, càng nhiều khách hàng truy cập thì cơ hội bán được hàng của bạn càng cao phải không? Tuy nhiên, để số liệu này tăng lên mỗi ngày là một điều không hề đơn giản chút nào. Phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, từ thứ hạng website, chiến dịch quảng cáo cho đến các sản phẩm thời trang được trình bày trong web. Khi theo dõi chỉ số này, bạn cần tìm hiểu nguồn truy cập chính của các khách hàng.
Các chỉ số Google Analytics cần biết trong kinh doanh quần áo
Nếu khách hàng truy cập nhiều vào website của bạn thông qua các công cụ tìm kiếm, trang web của bạn đang được SEO rất tốt. Bên cạnh đó, khách hàng có thể đến với bạn từ việc click vào link website từ các trang liên kết hoặc trang khác. Điều này có thể xảy ra khi website của bạn được quảng cáo nhiều trên các trang khác, từ trang rao vặt, bán hàng đến blog, tin tức…Tuy nhiên, khách hàng có thể truy cập trực tiếp vào website của bạn thông qua trình duyệt web, khi đó bạn chắc chắn có một lượng khách hàng thân thiết rất lớn, những người thường xuyên truy cập và nhớ tên miền của bạn. Từ các số liệu hiển thị theo thời gian thực này, bạn có thể lựa chọn hướng phát triển của website để thu hút nhiều hơn nữa khách hàng truy cập.
>>> Có thể bạn chưa đọc: Giải pháp hoàn hảo khi lựa chọn thiết kế website vnmaster.net
Bắt kịp xu hướng kinh doanh thời trang cuối năm 2017 đầu 2018
2. Thời gian trên trang
Thời gian trên trang hay còn gọi là Time on Site – là số liệu hiển thị thời gian trung bình khách hàng lưu lại trên trang của bạn. Thời gian càng ngắn chứng tỏ website của bạn không có gì hấp dẫn người xem, và ngược lại, thời gian càng dài là điều mà bất cứ chủ website nào cũng mong muốn. Tương tự như khi bạn mở một cửa hàng thời trang, điều bạn mong muốn là khách hàng lưu lại cửa hàng càng lâu càng tốt, họ có thể xem nhiều sản phẩm hơn và từ đó bạn có thể tư vấn và bán được nhiều hàng hơn. Đối với website thời trang – mặt hàng luôn có sức hấp dẫn lớn và ít khi khách hàng chỉ vào xem 1,2 sản phẩm rồi thoát ra, thời gian trên trang cần càng dài càng tốt. Tuy nhiên, nếu website của bạn chưa đạt được con số mong muốn như 2 phút hay 3 phút, bạn có thể cải thiện được điều đó thông qua việc cấu trúc lại trang chủ bắt mắt hơn, đầu tư vào nội dung, hình ảnh và tạo các liên kết “bán hàng” giữa các sản phẩm…
Cơ hội kinh doanh thời trang online cho 40 triệu người
Tăng doanh thu gấp 3 lần khi kinh doanh online không còn khó nữa. Tìm hiểu ngay công ty thiết kế web bán hàng tốt để bắt đầu thúc đẩy doanh số của bạn nào.
3. Số trang trên phiên
Theo dõi các số liệu về tính hiệu quả của website thời trang
Số trang trên phiên hay còn gọi là pageview per visit – chỉ số phản ánh mức độ liên quan giữa các trang, các sản phẩm trong website thời trang. Bạn đang có các mặt hàng là thời trang công sở nữ, từ áo somi đến chân váy, váy công sở, áo vest…Mỗi sản phẩm sẽ được chia thành từng nhóm khác nhau với các trang nội dung riêng biệt. Dựa vào chỉ số về số trang trên phiên, nếu số liệu của bạn chỉ khoảng 1 hoặc 1,5 trang/phiên, đồng nghĩa với việc khách hàng chỉ xem 1 trang sản phẩm rồi thoát khỏi website. Điều này sẽ hạn chế khả năng bán hàng cũng như giữ chân khách hàng của bạn phải không? Muốn cải thiện số liệu này, bạn không thể hy vọng khách hàng tự xem nhiều trang hơn mà cần sự thay đổi nho nhỏ với website. Như đưa ra những lời gợi ý về cách phối đồ đẹp, các sản phẩm liên quan sẽ hiển thị tại chân trang theo từng bộ sưu tập hoặc trên từng trang sản phẩm…Những thay đổi nhỏ này sẽ tạo sự liên quan giữa sản phẩm và các trang nội dung. Từ đó bạn sẽ tăng dần được số trang trên phiên của mình.
4. Tỷ lệ thoát
Theo dõi các chỉ số để tìm hiểu tính hiệu quả của kinh doanh website
Là một trong những chỉ số mà bất kỳ người bán hàng nào cũng muốn thấy những con số càng thấp càng tốt trên website của mình, Tỷ lệ thoát (Bounce Rate) cho bạn biết có bao nhiêu % lượng khách truy cập vào website chỉ vào xem 1 trang duy nhất rồi thoát ra. Nếu như chỉ số về Số trang trên phiên cần được nâng cao thì Tỷ lệ thoát là số liệu cần được “hạ nhiệt”. Điều này phản ánh việc website của bạn từ trang chủ cho đến trang sản phẩm chưa có đủ tính hấp dẫn để thu hút và giữ chân khách hàng. Để thay đổi điều này, bạn có thể tập trung thiết kế lại trang chủ hoặc trang đích, tối ưu hóa để các trang thân thiện với khách hàng hơn, tăng cường tính trải nghiệm hoặc có thể là thay đổi từ khóa và chiến dịch quảng cáo cho phù hợp với người dùng.
Xem thêm:
Bắt kịp xu hướng kinh doanh thời trang cuối năm 2017 đầu 2018
5. Vị trí địa lý
Nếu các chỉ số như Tỷ lệ thoát, số trang trên phiên, thời gian trên trang và số người truy cập cho bạn biết đôi nét về hành vi người dùng, thì vị trí địa lý đem đến cho bạn cái nhìn tổng quát hơn về khách hàng truy cập website của mình. Từ số liệu này, bạn sẽ biết được khách hàng truy cập của mình đến từ đâu, từ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh hay các tỉnh khác, số lượng truy cập, thời gian xem trang…Bạn có thể click trực tiếp vào từng địa điểm trong danh sách để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết. Những số liệu này giúp bạn hiểu hơn về khách hàng của mình, qua đó có chiến lược quảng cáo, phát triển sản phẩm phù hợp với đối tượng khách hàng có lượng truy cập cao.
Trong khi theo dõi các số liệu tại Google Analytics, bạn có thể mở rộng thêm các số liệu với đối tượng, sức thu hút và số chuyển đổi. Thông qua những số liệu này, bạn sẽ đánh giá được hiệu quả kinh doanh và tiếp cận khách hàng từ website thời trang của mình, từ đó có chiến lược điều chỉnh và phát triển phù hợp hơn. Nếu chưa cài đặt mã theo dõi của Google Analytics, bạn có thể tham khảo tại bài viết Hướng dẫn sử dụng Google Analytics cho người mới bắt đầu.