Thay vì kiên nhẫn ngồi trên ghế giảng đường giống như bạn bè cùng trang lứa, Arsalan và Jehanzeb Hassan đã rời bỏ đại học, tự xây dựng trang mạng xã hội video Tune.pk với giấc mơ trở thành doanh nhân thành đạt như những tỷ phú khác trên thế giới.
Jehanzeb Hassan
Với niềm đam mê công nghệ cháy bỏng, hai anh em Arsalan và Jehanzeb Hassan, người sáng lập trang Tune.pk đã thẳng thắn chia sẻ rằng, bỏ ra 4 năm cuộc đời của họ cho một lô các môn học chẳng liên quan sẽ thật quá lãng phí. Thay vào đó, họ cần tiếp xúc với những kinh nghiệm và bài học thực tế hơn trong cuộc sống và để biến giấc mơ triệu phú thành hiện thực.
Vào năm 2006, khi video streaming và các nội dung do người dùng đăng tải trở thành trào lưu rầm rộ trên YouTube, 2 chàng trai người Pakistan đã nảy sinh ý định làm một lập trang web video tương tự, với mong muốn thu hút được lượng người dùng đông đảo như ông lớn Google. Vào lúc đó, do mật độ sử dụng băng thông rộng tại Pakistan còn rất hạn chế, vì vậy việc phát tán Youtube mạnh mẽ tại Pakistan vẫn là một điều bỏ ngỏ, và đương nhiên cộng đồng mạng vẫn chưa được phát triển đúng như những gì nó nên có.
Nhận thấy tiềm năng to lớn có thể phát triển, 2 chàng sáng lập đã không do dự khi quyết định đầu tư vào mảng mạng xã hội, nhằm khai thác thế mạnh thị trường tiềm năng ngay trên sân nhà.
Thẳng thắn thừa nhận, do kỹ năng và nguồn lực còn nhiều hạn chế, cả hai doanh nhân trẻ đã phải tự mày mò code và học hỏi thêm kinh nghiệm từ bên ngoài. Để xây dựng phiên bản đầu tiên của Tune.pk, họ đã sử dụng một kịch bản của bên thứ 3, với một vài điều chỉnh và chạy trên máy chủ của họ.
“Sau một ngày chạy site, chúng tôi nhận được cuộc gọi từ một người đàn ông ở Mỹ, ông nói rằng đã vô tình nhìn thấy trang web của chúng tôi trên mạng, và ông rất ấn tượng về nó”, Jehanzeb chia sẻ. “Nhận được sự ủng hộ từ mọi người, chúng tôi rất vui và cảm nhận đây sẽ là một hình chúng tôi có thể mở rộng quy mô trong tương lai”
Học từ chính những thất bại
Việc thiếu thốn các kỹ năng kỹ thuật đã trở thành nỗi ám ảnh cho 2 nhà sáng lập trẻ. Sau nhiều thất bại liên tục, cuối cùng họ đã tìm thấy một kịch bản tùy chỉnh có thể đảm bảo trải nghiệm người dùng hoàn mỹ nhất. Khó khăn chồng chất khó khăn, khi đã tìm ra phương án trải nghiệm tốt cho người dùng, họ lại không biết làm thế nào để quảng bá và thu hút lượng truy cập về website của mình.
Các cộng đồng trực tuyến phát triển ở Pakistan vẫn ưa thích sử dụng YouTube nhiều hơn, bởi nội dung trên Tune.pk không đủ phong phú để phục vụ cho một lượng lớn khán giả như vậy. Mặc dù có những trở ngại, những người sáng lập vẫn kiên trì. Sáu năm trôi qua, họ vẫn kiên trì học hỏi và rút ra kinh nghiệm từ những sai lầm, đồng thời mở rộng vốn kỹ năng và một lòng nuôi ý chí sẽ phát triển lớn mạnh Tune.pk tại nước nhà Pakistan.
Đó chắc chắn không phải điều dễ dàng. Từ khi bắt đầu đến nay, những thứ họ làm vẫn chưa mang về cho nhóm bất kỳ một khoản lợi nhuận nào dù là nhỏ nhất. Để duy trì sự phát triển, 2 nhà sáng lập trẻ đã phải tìm đến các nhà đầu tư, với quyết tâm không từ bỏ giấc mơ của mình.
Rồi vận may cũng đã mỉm cười với 2 chàng trai trẻ. Vào năm 2012, YouTube đã bị cấm trên toàn lãnh thổ Pakistan, do trước đó có đăng tải một đoạn video được cho là xúc phạm người Hồi giáo và tất nhiên toàn bộ người dân Pakistan đã tẩy chay luôn Youtube của Google. Lượng truy cập bắt đầu dịch chuyển dần sang các nền tảng thay thế, và phần lớn đều “hạ cánh” trên website Tune.pk.
“Chúng tôi bắt đầu với những kế hoạch lớn hơn, mặc dù vẫn biết đó sẽ là cả một nỗ lực lớn trên một chặng đường dài. Chúng tôi đã mất sáu năm theo đuổi, và giờ thì tôi đã cảm nhận được sự hiện diện sản phẩm của mình”, Jehanzeb nói.
Cho đến hiện tại, YouTube vẫn bị cấm tại Pakistan, giúp cho dự án của 2 chàng doanh nhân trẻ diễn ra khá thuận lợi. Hiện tại, trang mạng xã hổi này đang thu hút khoảng 100 triệu khách truy cập mỗi tháng, với hơn 50 phần trăm lưu lượng truy cập đến từ các nước khác. Với lượng truy cập này, những người sáng lập đã có thể củng cố nguồn doanh thu của mình và ký những hợp đồng quảng cáo béo bở với các công ty lớn như Telenor, Shell, Caltex, và Samsung. Một phần lớn tiền mặt đã được đầu tư trở lại vào khởi động, và sử dụng để thuê thêm nhân sự làm việc.
Chia sẻ về thành công của mình, 2 chàng doanh nhân trẻ cho biết, bí quyết thành công quan trọng nhất của họ là “cứng rắn” với những gì mình theo đuổi. Thất bại khi khởi nghiệp chỉ là một chuyện nhỏ và hầu như ai cũng mắc phải. Do vậy đừng vội nản lòng hay nghĩ mình đã thất bại. Hãy xem thất bại đó như một “thành công” trên chặng đường đầu tiên của bạn, vì qua đó bạn sẽ nhận ra một bài học đắt giá thực tế mà trên sách vở không bao giờ có được.