3. Những cải tiến của mô hình quản trị Lean
Việc đầu tiên cần làm của hệ thống quản trị Lean Manufacturing đó là sắp xếp kho hàng cũng như tổ chức lại bộ máy quản lý bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tổng sản lượng hàng hóa cung cấp cho doanh nghiệp. Từ những tồn đọng đã nêu ra ở trên có thể đưa ra một số biện pháp khắc phục như sau:
– Rút ngắn thời gian bốc xếp, giảm số lần vận chuyển hàng hóa
– Giảm thời gian tìm kiếm và kiểm tra hàng tồn kho
– Cải thiện thời gian của chu trình sản xuất và cung cấp dịch vụ
– Linh hoạt trong xử lý các tính huống và giảm áp lực đến các nguồn lực đầu vào như con người, máy móc, thiết bị…
Các bạn có thể sử dụng công cụ quản lí bán hàng miễn phí Kinh Doanh Việt.
Dưới đây chúng tôi triển khai các bước thực hiện mô hình quản trị Lean Manufacturing với các kỹ thuật cơ bản :
a, Sản xuất “ Pull “ ( Lôi kéo )
– Cho phép thực hiện FIFO hàng loạt (là viết tắt cho “first-in, first-out” (vào trước-ra trước) một phương pháp kiểm kê chi phí trong đó giả định rằng các mục hàng hoá nhập trước được xuất trước. …
– Cắt giảm các chi phí cho quảng cáo trong suốt quá trình
– Hạn chế việc sản xuất dư thừa
Hình minh họa
b, Sản xuất theo mô hình dòng chảy 1 sản phẩm ( One Pieces Flow )
– Cho phép thực hiện FIFO cho từng sản phẩm
– Giảm thiểu chi phí cho quảng cáo,bảo quản hàng tồn kho
– Tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm
– Xây dựng lại quy trình sản xuất giúp tiết kiệm thời gian và chi phí
c, Nhịp độ sản xuất ( Takt Time )
Takt-time là chu kỳ thời gian mà chi tiết của sản phẩm hoặc sản phẩm được sản xuất để đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng
Takt Time còn gọi là nhịp thời gian hay nhịp độ sản xuất.
– Phân chia thời gian đồng đều giữa khối lượng các công việc
– Có khả năng lập kế hoạch và dự đoán trước
– Tận dụng mọi khả năng về nguồn vốn và nhân lực
d, Không có chỗ cho sự lãng phí ( Zero Defects )
– Sản phẩm tốt là thứ phù hợp với nhu cầu không nhất thiết phải chạy theo xu thế trên thị trường
– Không ngừng nghiên cứu và cho ra đời những sản phẩm có chất lượng tốt hơn
– Cho phép phân tích và giải quyết gốc rễ của vấn đề
4. Những cải tiến hữu hình
Thời gian thực hiện
Trên thực tế việc quản trị theo mô hình tinh gọn Lean Manufacturing chỉ mất 50% tổng thời gian chế biến cũng như đóng gói và giảm 25% tổng thời gian sản xuất của cả chu trình. Việc bốtrí không gian một cách tối ưu cũng giúp giảm 25% thời gian bảo quản và 30% thu hoạch sản phẩm đồng thời cũng giảm từ 10-30% tổng thời gian bốc xếp và vận chuyển của xe tải
Về chất lượng
Các hội thảo về việc giới thiệu Lean Manufacturing cho doanh nghiệp đã và đang đem lại hiệu quả tích cực. Bằng chứng là có tới hơn 90% các sai xót đã được giảm thiểu trong các quá trình lập kế hoạch và giao nhận đặt hàng giữa người tiêu dùng với doanh nghiệp. Cách tiếp cận vấn đề cũng như đề ra các phương án giải quyết đang ngày càng được tối ưu hóa nhờ có hệ thống hoạch định nguồn nhân lực doanh nghiệp ( viết tắt là ERP – Enterprise Resource Planning )
Về giá cả
Việc tối ưu hóa đóng gói sản phẩm vào thùng carton một cách hợp lý sẽ làm giảm đến 46% chi phí mua thùng carton, đồng thời cũng giảm đến 18% chi phí vận chuyển tránh tác động thêm đến môi trường. Bên cạnh đó, những thay đổi tuyệt vời trong không gian làm việc và các phương thức đặt hàng cũng như thanh toán đã làm giảm 20% tổng lượng hàng tồn kho để từ đó hỗ trợ thêm cho chiến lược tăng trưởng của doanh nghiệp.
Xem lại bài viết về Bí mật quản lí kho hàng theo mô hình quản trị tinh gọn Lean Manufacturing (P1)