Bí mật quản lí kho hàng theo mô hình quản trị tinh gọn Lean Manufacturing (P1)

Như chúng ta đã biết kho hàng chính là nơi cất giữ và bảo quản hàng hóa. Cách quản trị hàng hóa giúp doanh nghiệp ứng phó được với nhu cầu phân phối cũng như điều tiết hàng hóa trên thị trường. Đồng thời cải thiện được các yếu tố từ nguồn cung nguyên vật liệu, quy trình sản xuất, đóng gói đếnvận chuyển để đảm bảo doanh nghiệp vẫn thu về lợi nhuận tối đa mà không làm mất lòng khách hàng.

Quản lí kho hàng (hình minh họa)

Hiện nay, nền kinh tế đang thay đổi liên tục và không ngừng phát triển. Vấn đề toàn cầu hóa đã ảnh hưởng tới cả nền kinh tế Việt Nam. Điều đó được thể hiện thông qua việc ngày càng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài rót vốn đầu tư vào các hạng mục trong nước cũng như một số doanh nghiệp Việt Nam đang dần dần tiếp cận với thị trường nước ngoài. Vậy thì để có thể chủ động trong sản xuất, điều tiết và cung ứng nguồn hàng phục vụ cho cả một thị trường rộng lớn như vậy đòi hỏi việc quản lý kho hàng phải diễn ra một cách hết sức bài bản.

Và mô hình quản trị tinh gọn Lean Manufacturing đã ra đời để giải quyết các vấn đề đó.

1. Sẽ ra sao nếu không áp dụng quản trị tinh gọn Lean Manufacturing

Thách thức lớn nhất đối với các nhà quản lý kho hiện nay đó chính là làm thế nào để nguồn hàng luôn phải đáp ứng đủ với nhu cầu trên thị trường nhưng cũng không được để tồn kho quá nhiều dẫn đến lãng phí chi phí sản xuất và bảo quản. Hơn thế nữa cũng không thể xem nhẹ dịch vụ chăm sóc khách hàng bởi khách hàng chính là những người sẽ gắn bó lâu dài và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Hình minh họa

Ở những doanh nghiệp hoạt động thông thường thì vấn đề lưu kho có thể không đáng lưu tâm, thế nhưng trong chuỗi mô hình sản xuất tinh gọn Lean Manufacturing thì điều này không được phép xảy ra bởi bản chất của phương pháp này chính là “ Tất cả những gì lãng phí, không sử dụng đều phải được loại bỏ, tạo không gian làm việc thoải mái, rộng rãi nhất “.

Hệ thống  Lean trong sản xuất có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng cách :

– Cung cấp các dịch vụ liên quan tới vận chuyển hàng hóa như: Dịch vụ giao hàng tiết kiệm, giao hàng nhanh, đúng thời gian, đặt ra doanh thu nhất định cho các nhà phân phối

– Giám sát chặt chẽ sự biến động của thị trường chứng khoán để luôn chủ động trong mọi tình huống. Lựa chọn thời điểm mua nguyên vật liệu cũng như bán hàng ra thị trường để thu về cả vốn lẫn lãi

– Cải thiện nguồn thông tin in trên bao bì cũng như nhãn dán trên các thùng hàng nhằm mang tới cho người tiêu dùng cái nhìn toàn diện về sản phẩm. Ngoài ra cũng nên lưu tâm tới vấn đề truy xuất nguồn gốc hàng hóa, tùy vào lượng hàng còn lại trong kho để quyết định xem sẽ nhập thêm bao nhiêu tránh tình trạng đóng băng, tồn kho.

– Đối phó với những biến động của thị trường bằng cách vạch ra các tình huống có thể xảy ra và chuẩn bị các phương án linh hoạt, nhanh gọn tránh gây thiệt hại về tài chính cho doanh nghiệp.

Các bạn có thể  thử sử dụng Công cụ quản lí miễn phí này!

2. Lợi ích khi áp dụng quản lí theo mô hình Lean Manufacturing

Những vật liệu không cần thiết hoặc chưa được sử dụng đến đều được loại bỏ. Có thể chúng có tiềm năng sử dụng rất lớn vì vậy việc tái chế, tái sử dụng sẽ tiết kiệm được nguồn tài chính không nhỏ cho doanh nghiệp. Trong tổng số nguồn doanh thu mà doanh nghiệp thu về được thì có tới 55% đến từ mô hình quản trị tinh gọn. Rõ ràng, những lợi ích thu về được từ mô hình Lean hay từ phương pháp Kaizen ( phương pháp ám chỉ sự thay đổi liên tục, không ngừng nghỉ ) là không thể chối cãi.

Việc giới thiệu mô hình Lean Manufacturing đã hạn chế tối đa được các yếu tố  ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp như:

Về lĩnh vực giao thông, vận tải: Quá trình vận chuyển cũng như hoạt động của các phương tiện giao thông không được khoa học chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra lãng phí nguyên liệu, cũng như ô nhiễm môi trường.

Về vấn đề kiểm kê hàng hoá: Bất kì hoạt động nào dẫn đến tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt hàng hoá đều đem lại hậu quả rất lớn cho doanh nghiệp. Việc thiếu tầm nhìn chiến lược cũng như tìm kiếm các thông tin không chính xác kéo theo hậu quả tất yếu là những trục trặc trong quá trình kiểm soát và điều hành quản lí kho hàng. Từ hàng loạt sai lầm đó việc chuẩn bị đơn hàng, giao nhận và thanh toán sẽ không được chu đáo, ảnh hưởng tới hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt khách hàng.

Về hoạt động của con người: Những hành động không cần thiết như di chuyển, bố trí, cách sắp xếp kho hàng không được khoa học, thiếu thiết bị cho sản xuất và chọn phương tiện vận chuyển đều gây ảnh hưởng xấu tới toàn bộ doanh nghiệp

Về dịch vụ chăm sóc khách hàng: Các yếu tố như chậm trễ trong quá trình giao nhận hàng hóa, cách thức thanh toán, các dịch vụ sau bán hàng nếu không được sắp xếp một cách ổn thỏa đều gây ra những sự lãng phí không cần thiết.

Về vấn đề sản xuất dư thừa, hàng tồn kho: Việc đẩy nhanh tiến độ bán hàng và giao cho các nhà phân phối trước khi sản phẩm hết hạn là vô cùng cần thiết. Thậm chí phải đề ra các phương án cũng như lập kế hoạch marketing để số hàng hóa dư thừa đó không bị lãng phí.

Về những rủi ro: Những vấn đề không may xảy ra như việc trả lại sản phẩm, sự phàn nàn từ người tiêu dùng, sự khác biệt về hình ảnh quảng cáo so với sản phẩm thực tế hay trì hoãn về thời gian giao nhận hàng hóa, sai xót trong việc in hóa đơn đều gây tổn thất rất lớn tới hình ảnh của doanh nghiệp.

Về không gian làm việc : Trong môi trường chật chội, thiếu không gian riêng thì việc tập trung làm việc là rất khó. Đây cũng là một trong những yếu tố dẫn đến năng suất lao động không cao.

Hãy theo dõi Blog Kinh Doanh Việt để đọc phần tiếp theo của bài viết Thực hiện quản lí kho hàng theo mô hình Lean (P2) nhé!


Chia sẻ bài viết này