8 cặp đối thủ kinh doanh “không đội trời chung” trên thế giới (phần 2)

Cạnh tranh trong kinh doanh là điều cần thiết để thúc đẩy sự chuyển biến của thế giới. Trong phần 1 chúng ta đã tìm hiểu về cuộc chiến giữa 3 đối thủ kinh doanh hàng đầu thế giới, phần 2 sẽ tiếp tục khám phá những thương hiệu đình đám khác.

4. Samsung và Apple

Trong thị trường nước giải khát chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt giữa Coca và Pepsi thì tại lĩnh vực công nghệ số, đó là sự đối đầu giữa hai ông trùm SamSung và Apple. Cuộc chiến này diễn ra chan chát trên mọi mặt trận từ máy tính xách tay, smartphone, máy tính bảng đến những trận khẩu chiến về bản quyền sáng chế tuy nhiên nổi bật nhất vẫn là tại hai sản phẩm Galaxy và Iphone. Sở dĩ cuộc đối đầu này rất khó đi đến hồi kết bởi hai ông lớn này đều rất khôn khéo trong việc mang đến cho người dùng những sản phẩm di động chất lượng cao.

Samsung – Apple: đối thủ kinh doanh làng công nghệ

Hai con át chủ bài của Apple là Iphone trong phân khúc điện thoại thông minh và Ipad trong phân khúc tablet luôn nhận được sự quan tâm của hàng tỷ người trên thế giới, đặc biệt chúng còn sở hữu một lượng lớn “fan cuồng” sẵn sàng xếp hàng thâu đêm, săn lùng những mẫu mới. Trong khi đó mặc dù không có lượng fan khổng lồ nhưng dòng smartphone và tablet của Samsung lại luôn tạo cảm giác tin cậy cho người tiêu dùng. Có thể nói không thương hiệu nào chiếm được nhiều “tiện nghi” hơn đối thủ, đều là “kẻ tám lạng người nửa cân” trong làng công nghệ.

Cuộc chiến luôn liên quan tới vấn đề pháp lý

Tuy nhiên cuộc chiến này không chỉ bó hẹp trong phạm vi thu hút khách hàng mà còn liên quan tới pháp luật. Hai bên liên tục tố cáo nhau vi phạm bản quyền sáng tác và cuộc đấu khẩu này không chỉ dừng lại ở phạm vi một nước mà lan tới hơn 10 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc 4 châu lục. Ví dụ như năm 2011, Appler tung ra chiến dịch chống lại Samsung tại thị trường Mỹ với lý do hãng điện tử Hàn Quốc bắt chước “một cách mù quáng và không chút sáng tạo” các thiết kế và công nghệ trong Iphone, Ipad. Ngay lập tức Samsung cũng kiện ngược Apple vi phạm điều tương tự trong các dòng sản phẩm Galaxy của Samsung “có kiểu dáng và tạo cảm giác y hệt”.

5. BMW và Audi

Nhắc tới thị trường xe hơi thế giới, không thể không nhắc đến cặp đối thủ kinh doanh truyền kiếp BMW và Audi. Đây là hai hãng xe của Đức cùng có phân khúc phát triển dòng xe hạng sang, bởi được hình thành từ lâu nên BMW luôn giữ ngôi vương nhưng Audi lại có những bước tiến thần kỳ, lên tục đe dọa vị thế số 1 này. CEO của Audi đã tuyên bố “đặt nhà máy ở Mỹ để tăng thêm 17% sản lượng vào năm 2020” sau khi BMW nói rằng “sẽ nới rộng khoảng cách với Audi bằng việc xây thêm hai nhà máy mới tại các thị trường mới nổi”.

Những quảng cáo chọc tức đối thủ kinh doanh của  BMW và Audi

Cuộc cạnh tranh giữa hai ông vua làng xe hơi này không chỉ dừng lại ở những tuyên bố của các lãnh đạo mà còn công khai công kích trên poster quảng cáo, billboard trên đường. Ví dụ như sau khi có kết quảng công bố hãng xe thắng cuộc giải quảng cáo quốc tế năm 2006, BMW đã tung ra quảng cáo với nội dung “Chúc mừng Audi về danh hiệu xư của năm 2006 thị trường Nam Phi” – Lời chúc từ người thắng giải xe của năm thị trường toàn cầu 2006. Ngay lập tức Auddi đã áp trả “Chúc mừng BMW về chiến thắng danh hiệu xe của năm thị trường toàn cầu 2006” – Lời chúc từ người chiến thăng 6 lần liên tiếp các giải đua 24h của Le Mans 2000 – 2006.

Đó chỉ là một câu chuyện nhỏ trong hàng trăm những mẫu quảng cáo châm điếm nhau mà 2 ông trùm này tung ra. Chưa biết cuộc chiến này sẽ kéo dài đến bao giờ nhưng có thể khẳng định nó sẽ luôn diễn ra gay gắt, ác liệt.

6. Airbus và Boeing

Ngành công nghiệp hàng công qua vài thập kỷ chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt giữa Airbus và Boeing – cặp đối thủ kinh doanh sừng sỏ “trên không”. Mặc dù Boeing luôn thống trị bầu trời nhưng Airbus của hãng hàng không vũ trụ châu Âu đang dần vươn lên dẫn trước. Cụ thể cho thấy trong năm 2013 số lượng đơn hàng của tập đoàn này lên tới 1619 máy bay các loại trong khi Boeing chỉ là 1355. Ngoài ra Airbus còn đang dần chiếm lĩnh thị trường Mỹ – quê hương của đối thủ, mở màn bằng việc hãng hàng không American Airlines đã tuyên bố đặt hàng 260 chiếc A320 của Airbus (trong quá khứ hãng này chỉ sử dụng máy bay của Boeing). Cú ngã đau trên chính sân nhà ảnh hưởng khá nhiều đến lợi nhuận của Boeing nhưng không phải vì thế mà họ chịu nhận thất bại.

Airbus và Boeing – cặp đối thủ kinh doanh sừng sỏ “trên không”

Đúng với vị trí số 1 thế giới trong công nghiệp hàng không, năm 2014 Boeing đã có tới 1274 đơn hàng trong đó 647 chiếc đã bàn giao hoàn toàn, cao hơn số lượng 1031 chiếc của Airbus. Cả hai hãng hàng không này luôn so kè với nhau từng chút một, từ chiếc ghế ngồi cho đến kiểu cách phục vụ. Nhưng không thể phủ nhận chính sự cạnh tranh trong cặp đối thủ kinh doanh này đã khiến bộ mặt hàng không quốc tế thay đổi.

Xem Thêm

8 câu nói tiếp lửa từ những CEO hàng đầu thế giới

10 mẫu giày thể thao khó lòng có thể phân biệt thật giả

báo giá thiết kế website bán hàng

7. Nike và Addidas

Từ khi ra đời cho đến nay chưa bao giờ người ta thấy cuộc cạnh tranh giữa hai hãng thời trang trong làng thể thao Nike và Addidas bớt khốc liệt. Trong thời điểm đầu tiên Nike luôn là thương hiệu đứng đầu, bỏ xa các đối thủ bấy giờ là Reebok hay Addidas (chỉ tụt hạng năm 1987) nhưng từ năm 2005 sau khi Addidas bỏ ra 3,8 tỷ USD để mua Reebok thì cuộc chiến này dần về thế cân bằng hơn.

Nike và Addidas – thương hiệu thời trang thể thao hàng đầu thế giới

Đầu tư một số vốn khổng lồ vào các chương trình quảng cáo, đặc biệt là ngôi sao thể thao, hai thương hiệu này tạo ra cuộc đua đình đám, thậm chí còn phải nói là “hao tiền tốn của” nhất trong lịch sử. Đặc biệt khi tới những giải bóng đá cấp hành tinh như World Cup, Euro… hay thế vận hội thể thao, cuộc chiến này được biểu hiện rõ ràng nhất. Ở đâu có Nike là sẽ thấy bóng dáng của Addidas xuất hiện, 45 câu lạc bộ hàng đầu của châu Âu dùng sản phẩm Nike thì tương tự Addidas cũng sở hữu 41 hợp đồng câu lạc bộ.

8. Sony và Nintendo

Mặc dù cặp đối thủ kinh doanh này không quá nổi bật so với những thương hiệu trên nhưng vẫn luôn được coi là điển hình của cạnh tranh, tranh giành thị trường. Cuộc chiến này chủ yếu diễn ra trong mảng trò chơi điện tử và chính thức được khởi động từ năm 1995 sau khi Sony cho ra mắt Play Station. Trước đó Nintendo luôn đi đầu với các sản phẩm điện tử của mình, chiếm lĩnh thị trường rộng lớn nhưng ngay sau đó phải nhường chỗ cho Sony bởi công nghệ 3D thừa sức “đè bẹp” công nghệ băng từ.

Hiện nay cả hai hãng vẫn cạnh tranh mạnh mẽ với việc cho ra đời Wii của Nitendo và Playstation 4 của Sony nhưng nhìn chung Sony vẫn luôn chiếm lợi thế so với đối thủ.

Cơ hội kinh doanh online cho 40 triệu người

Tăng doanh thu gấp 3 lần khi kinh doanh online không còn khó nữa. Tìm hiểu ngay Công ty thiết kế web bán hàng và  báo giá thiết kế website bán hàng  để bắt đầu thúc đẩy doanh số của bạn nào.


Chia sẻ bài viết này