Xài hàng hiệu là một thú chơi “xa xỉ” của rất nhiều người hiện nay, đôi khi cũng có thể là sở thích đặc biệt của họ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cái nhìn tinh tế về hàng real và fake, và đôi khi họ vẫn có những nhận định sai lầm khiến nhiều người bán phải đau đầu giải thích. Trong bài viết này, kinhdoanhviet xin chia sẻ một vài quan điểm sai lầm về hàng REAL và FAKE giúp bạn có cái nhìn “thoáng” hơn khi nhắc đến sản phẩm “xa xỉ” này.
1. Đã là hàng hiệu thì phải Fullbox
Đó là một quan niệm sai lầm. Không phải bất kỳ một sản phẩm hàng hiệu nào cũng cần fullbox, và đi kèm với hóa đơn thanh toán, hay biên lai… Vì sao lại như vậy? Thực chất có nhiều món hàng hiệu khi mua vẫn không có hóa đơn hay biên lai riêng vì có thể là là họ đang mua nhiều sản phẩm trên cùng một hóa đơn để giảm thuế, hoặc chỉ đơn giản là không muốn giữ lại hóa đơn tránh bị người nhà hỏi (sợ xót tiền).
Một số sản phẩm vẫn là hàng hiệu nhưng không fullbox vì có thể là do họ được người khác tặng trong, biếu trong một dịp nào đó nhưng họ không có nhu cầu sử dụng nên muốn bán lại cho người khác.
2. Khi sản phẩm được bán ngoài thị trường thì trên store chính hãng hay trên website nhà sản xuất cũng phải update
Đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm thứ hai mà hầu như rất nhiều người mua hàng đang cho là đúng. Họ nghĩ rằng khi một món hàng hiệu được ra ngoài thị trường thì đồng nghĩa sản phẩm cũng phải có mặt trên website nhà sản xuất hay trong các store chính hãng, nếu không thì chỉ là hàng fake.
Thứ nhất khi store không có sản phẩm đó có thể là do họ chưa update kịp hàng về, nhưng hàng vẫn có bán trên thị trường vì được chủ buôn nhập về qua đường xách tay, hoặc được người thân bên nước ngoài tặng… Còn trên website nhà sản xuất không xuất hiện sản phẩm có thể là do hàng đã được phân phối hết nên họ đã gỡ bỏ.
Thường thì giày, dép là những mẫu sản phẩm dễ bị hiểu lầm là fake nhất, bởi có khi ra mắt được cả nửa năm tại nước ngoài nhưng vẫn chưa được phân phối chính hãng về các store trong nước. Hay như mẫu áo polo Moschino thì gần như không bao giờ xuất hiện trên web chính hãng của nhà sản xuất mà cũng không ai biết lý do tại sao.
Xem thêm: 4 Cách phân biệt giày Adidas thật giả bạn cần phải biết
3. Check code là biện pháp đảm bảo nhất để nhận biết hàng fake
Check code là phương pháp check mã sản phẩm trên website chính hãng để kiểm chứng đó là hàng hiệu hay hàng giả. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bạn sẽ không check code được bởi sản phẩm đó đã được nhà sản xuất gỡ bỏ trên website, do đã được bán hết hoặc không còn sản xuất. Một vài trường hợp khác khi chúng ta check code sẽ xuất hiện một mã sản phẩm tương tự chứ không ra sản phẩm bạn cần check.
4. Các store chính hãng là nơi uy tín để check hàng
Về mặt nguyên tắc, các store chính hãng sẽ không được phép đưa ra bất kỳ bình luận nào về sản phẩm khi khách hàng màng tới nhờ check hộ. Đó là “nguyên tắc” chung của tất cả các hãng hiện nay. Tuy nhiên, có một vài trường hợp có thể sẽ vẫn có nhân viên nào đó nhiệt tình check hộ bạn, nhưng cần lưu ý rằng:
– Không phải bất kỳ nhân viên nào cũng đủ trình độ để phân biệt hàng REAL và Fake, dẫn đến trường hợp thông tin sai lệch, không đúng.
– Khi mua hàng một nơi nhưng bạn lại mang sản phẩm đi check tại một store khác, có thể muốn “dìm hàng” đối thủ nên họ sẽ cố tình nói sai sự thật, hay làm bạn cảm giác không an toàn về sản phẩm đó.
5. Hàng hiệu phải do cùng một nơi sản xuất
Nhiều người thường hay thắc mắc tại sao sản phẩm này của bạn mình mua có hóa đơn nhận (Bill receipt) từ quốc gia này, nhưng bây giờ sao lại là từ quốc gia khác? Tất nhiên đây là một việc hết sức bình thường, bởi cùng một mặt hàng có thể được hãng đặt hàng sản xuất tại nhiều quốc gia khác nhau (họ chỉ thuê nhân công sản xuất theo đơn hàng, còn nguyên liệu, hay quy trình sản xuất do do chính hãng cung cấp và giám sát rất nghiêm ngặt). Vì vậy, khi sản phẩm được làm ra, sẽ được receipt theo đúng quốc gia nơi được sản xuất, nhưng vẫn đảm bảo mọi tiêu chí của hàng hiệu chính hãng.
6. Hàng hiệu không bao giờ có chuyện giá chênh lệch
Nhiều người thường hay thắc mắc tại sao giá bán tại nhiều cửa hàng hiệu xách tay lại chênh lệch so với giá niêm yết của các đại lý chính hãng. Thực chất sản phẩm được bán tại nhiều quốc gia giá rất thấp, nhưng vì các đại lý Việt Nam khi nhập khẩu về nước phải chịu thuế cao, tiền thuê mặt bằng, nhân công, tiền vận chuyển… cho nên họ phải nâng giá lên mới có thể sinh lời. Trong khi đó, những người lấy hàng về qua đường “xách tay” thì họ lại bán giá mềm hơn vì không phải chịu nhiều chi phí cao như vậy.
Real và Fake – Ranh giới mong manh
Ví dụ trong cuối năm ngoài khi sản phẩm iPhone 6 được Apple tung ra thị trường, trong khi ở Nhật, Mỹ chỉ có hơn 13 triệu thì ở Việt Nam được bán tại các store chính hãng với giá hơn 20 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu ai đó sang Nhật mà xách tay về Việt Nam dăm ba chiếc và họ bán lại với giá khoảng 17-18 triệu là hoàn toàn bình thường.
7. Cùng một mẫu sản phẩm thì tem, box phải như nhau
Quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Tùy vào mỗi năm sản xuất mà các mẫu có thể được điều chỉnh một chút và nguyên liệu sản xuất, kiểu dáng, tem mác hay vỏ hộp. Những sản phẩm bạn thường xuyên nhìn thấy sự thay đổi này dễ nhất là Giày thể thao, hay các hãng thời trang như Gucci, Dolce & Gabbana, hay Burberry.