7 điều bí mật mà nhân viên không bao giờ nói với ông chủ của mình

Là một người chủ doanh nghiệp, bạn nên biết rằng những điều nhân viên không bao giờ nói với bạn có thể là những điều mà bạn cần phải lắng nghe nhất để hoàn thiện và phát triển vượt bậc hơn nữa trên thị trường cạnh tranh khốc liệt. Tâm lý nhân viên ở đâu cũng vậy, họ có rất nhiều suy nghĩ và hầu hết trong số đó là giữ ở trong lòng chứ không bao giờ chia sẻ, đặc biệt là với bạn.

Hình 1: 7 điều bí mật mà nhân viên không bao giờ nói với ông chủ của mình

Trong rất nhiều trường hợp, sự im lặng của nhân viên sẽ là một điều tốt, là cơ hội để bạn thể hiện vai trò một chủ doanh nghiệp với cái tôi và quan điểm, tầm nhìn của mình. Nhưng cũng có không ít trường hợp thì sự im lặng đó lại là một mặt trái của doanh nghiệp, bởi lẽ bạn sẽ không bao giờ có thể biết rằng họ muốn gì và thực sự cần điều gì.

Nhu cầu của nhân viên nếu như không được đáp ứng mà cũng không được giải tỏa thì cũng giống như một quả bom nổ chậm đặt ngay giữa doanh nghiệp, có thể phát nổ bất cứ lúc nào nếu xuất hiện yếu tố châm ngòi tác động. Điều đó là hết sức nguy hiểm cho sự tồn tại và phát triển của bất cứ doanh nghiệp nào.

Và quả bom ấy sẽ là vô cùng nguy hiểm nếu như được hình thành dựa trên những 7 điều bí mật sau:

1. “Bạn nói rằng bạn tôn trọng tôi… vậy, hãy để cho tôi làm những thứ quan trọng”

Hình 2: Hãy để tôi làm những thứ quan trọng

Đứng trên góc độ tâm lý những nhân viên giỏi, họ luôn muốn được làm những việc khó, việc quan trọng chứ không phải ăn không ngồi rồi hay giống như một chân chạy việc linh tinh. Do đó, họ sẽ cảm thấy được tôn trọng, được đánh giá cao và cảm nhận được vị trí quan trọng của mình nếu như được phân công làm những công việc mà kết quả của nó có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp. Tuy nhiên thì không phải ai cũng nói ra điều đó cho bạn biết cả, hãy hiểu điều đó và làm nó thường xuyên khi có thể.

2. “Bạn nói rằng bạn tin tưởng tôi, vậy hãy để cho tôi làm những thứ quan trọng… và để cho tôi tự quyết định cách tốt nhất để làm điều đó”

Sẽ thật dễ dàng nếu như bạn giao công việc cho nhân viên và hướng dẫn cách để làm nó. Nhưng khi bạn chỉ định một dự án mà không cung cấp quá nhiều chỉ dẫn thì đó là lúc bạn thể hiện tự tôn trọng khả năng và tin tưởng vào những quyết định của họ. Đây được coi là một cấp độ cao hơn của lòng tin. Tất cả nhân viên của bạn, họ sẽ đánh giá rất cao sự tin tưởng tuyệt đối như thế này.

Cơ hội kinh doanh online cho 40 triệu người

Tăng doanh thu gấp 3 lần khi kinh doanh online không còn khó nữa. Tìm hiểu ngay Công ty thiết kế web bán hàng và  báo giá thiết kế website bán hàng  để bắt đầu thúc đẩy doanh số của bạn nào.

3. “Xin đừng nói với tôi tất cả về cuộc sống cá nhân của bạn…”

Hình 3: Đừng bao giờ nói với tôi về cuộc sống cá nhân của bạn

Trò chuyện về cuộc sống cá nhân đôi khi sẽ giúp xây dựng mối quan hệ thân thiện nhưng nếu sa đà quá mức thì sẽ khiến nhân viên của bạn thấy khó chịu. Tất cả mọi người, đặc biệt là những nhân viên mới, họ sẽ không quan tâm đến những việc không liên quan, chẳng hạn như bạn đã làm gì vào các kỳ nghỉ hay bộ sưu tập đồ cổ của bạn ở nhà… Nhân viên mới, họ luôn muốn cảm nhận sự thân thiện nhưng điều quan trọng hơn là muốn biết về công việc, về những gì mà họ sẽ làm. Còn với những nhân viên cũ, điều họ muốn là nhận được sự quan tâm của bạn, do đó, việc nói chuyện cá nhân chỉ càng cho thấy rằng bạn là một người chỉ biết quan tâm đến bản thân mình mà thôi.

4. “… bởi vì rõ ràng là bạn không hề quan tâm tới cuộc sống cá nhân của tôi”

Bên lề công việc, sự quan tâm đến cuộc sống cá nhân của nhân viên bằng những câu hỏi đơn giản, thú vị về cuộc sống như: “Bạn thường làm gì thú vị sau giờ làm việc thế?” hay “ Hey, bạn nghĩ ai sẽ giành chức vô địch NBA năm nay?”…, sau đó dành thời gian lắng nghe những câu chuyện kể chính là một cách giúp bạn giữ họ gắn bó bền chặt hơn với doanh nghiệp của mình.

Để làm được điều đó, bạn hãy vận dụng theo quy tắc 20%, có nghĩa là: Khi bạn nói chuyện với nhân viên của mình, đừng bao giờ nói quá 20% thời gian mà hãy im lặng và lắng nghe họ.

Bởi lẽ cách tốt nhất để thể hiện sự quan tâm là LẮNG NGHE.

5. “Bạn không thể thấy được những lúc mà tôi thực sự rất bận?”

Hình 4: Bạn không thể thấy được những lúc mà tôi thực sự rất bận

Là một chủ doanh nghiệp, bạn có quyền kiểm tra công việc bất cứ lúc nào, nhân viên cũng luôn muốn nói chuyện với bạn. Tuy nhiên thì đôi khi công việc rất bận rộn, để tiếp chuyện, họ luôn phải cố gắng bắt kịp, và dĩ nhiên, họ không thể nào nói thẳng điều đó để từ chối bạn. Hãy thực sự nhạy cảm trước vấn đề này,  chọn những khoảng thời gian thoải mái và phù hợp để nói chuyện hoặc vừa nói, vừa cùng làm với họ, sự giúp đỡ như thế sẽ được đánh giá rất cao đấy. Và đừng bao giờ làm gián đoạn công việc của một nhân viên khi họ đang thực sự bận rộn đơn giản chỉ vì những yêu cầu công việc cá nhân của bạn.

6. “Thực ra, tôi muốn làm việc ở đây một cách lâu dài”

Theo nghiên cứu thì bất cứ người lao động nào cũng vậy, họ sẽ chuyển việc đến vài lần trước 30 tuổi. Một số người nhảy việc vì muốn tìm kiếm nơi có mức lương cao hơn, nhưng, hầu hết lại ra đi vì họ không thể chịu đựng được ông chủ của mình nữa. Khi làm việc, ai cũng mong muốn được gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, họ chỉ ra đi và bắt đầu tìm kiếm một công việc mới khi bạn cho họ một lý do để làm điều đó. Do vậy, hãy luôn tìm hiểu lý do tại sao, sau đó giải quyết chúng để giữ chân nhân viên của mình nhé!

Quan sát, lắng nghe, thấu hiểu, làm đúng trách nhiệm và có những hành động thông minh… chính là cách tốt nhất giúp bạn có thể khiến cho hầu hết các nhân viên của mình muốn ở lại gắn bó lâu dài hơn với doanh nghiệp.

> Có thể bạn chưa đọc

7 tuyệt chiêu sử dụng Facebook để thăm dò đối thủ cạnh tranh

Bắt kịp xu hướng kinh doanh thời trang cuối năm 2017 đầu 2018

bảng giá website doanh nghiệp

7. “Tuyên thưởng là tốt nhưng một lời “cảm ơn” đơn giản sẽ giúp đi một chặng đường dài”

Khi nhân viên có thành tích tốt trong công việc, tuyên thưởng là một điều nên làm. Bản chất của nó cũng giống lời cảm ơn nhưng không thực sự thể hiện một cách trực tiếp. Tuy nhiên, trên thực tế, chính lời cảm ơn chân thành từ bạn mới là yếu tố thúc đẩy tinh thần làm việc tốt nhất.

Hình 5: Lời cảm ơn đơn giản sẽ giúp đi được một chặng đường dài

Do đó, hãy tìm lý do để cảm ơn nhân viên của mình thường xuyên hơn, bất cứ lúc nào khi bạn có thể, dù là một thành công lớn hay chỉ là một sự nỗ lực nhỏ, bởi lẽ điều đó thể hiện sự đánh giá cao của bạn. “Cảm ơn vì đã chăm sóc tốt những khách hàng khó tính”, “Cám ơn vì nhảy vào và giúp đỡ đồng nghiệp”, “Cảm ơn vì đã cho tôi biết xảy ra vấn đề trong nhà kho”,… .

Nói một lời cảm ơn chân thành sẽ giúp bạn đạt được hai lợi ích cùng lúc: một là khiến cho nhân viên cảm thấy được đánh giá cao; và hai là bạn sẽ có cơ hội tuyệt vời để bắt đầu một cuộc trò chuyện đầy ý nghĩa.

(Tổng hợp từ smallbusiness.yahoo.com)


Chia sẻ bài viết này