Adam Khoo – Triệu phú trẻ tuổi người Singapore đã nói rằng: “Thành công không phải là một yếu tố bẩm sinh mà là kết quả của một quá trình nỗ lực”. Khởi nghiệp kinh doanh không phải việc dễ dãng mà cần một quá trình học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Người ta thường ví một công ty mới thành lập như một con tàu chưa hoàn thiện, trong đó giám độc là thuyền trưởng, đa phần chưa dày dạn sương gió.
6 yếu tố “sống còn” bạn cần cân nhắc khi khởi nghiệp
Một nghiên cứu được tiến hành bởi tạp chí Inc và Hiệp hội Ươm mầm doanh nghiệp Mỹ (NBIA) cho thấy cứ 10 doanh nhân khởi nghiệp thì có 8 thất bại. Vì vậy, việc tự đặt cho mình hàng loạt câu hỏi trước khi đầu tư thời gian và nguồn lực là vô cùng quan trọng như việc bạn sẽ đi đâu và kinh doanh gì. Dưới đây là 6 tiêu chí cần thiết mà các doanh nhân cần thực sự cân nhắc trước khi bắt đầu kinh doanh.
1. Khách hàng
Câu nói “Khách hàng là khởi nguồn của mọi sáng tạo” của Tom Peters đã phần nào khẳng định vai trò quan trọng của khách hàng đối với doanh nghiệp. Họ chính là nhân tố ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh doanh, thậm chí có thể tác động tới sự tồn vong của cả một ngành hàng. Do đó, việc tìm kiếm những khách hàng tiềm năng cũng như duy trì, giữ chân khách hàng là bài toán thường trực mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng không được lơ là, đắc biệt khi bắt đầu khởi nghiệp.
Cần nắm bắt tâm lý khách hàng
Điều bạn cần làm là xác định đối tượng khách hàng tiềm năng, nhu cầu mà thị trường hiện tại chưa có khả năng đáp ứng hay sản phẩm bạn cung cấp liệu có đủ hấp dẫn để thuyết phục khách hàng. Sẽ là khôn ngoan nếu bạn hướng tới thị trường phù hợp với chính nhu cầu và năng lực của mình. Nếu đó là một nền tảng tài chính tốt, bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm thị trường quy mô lớn. Ngước lại nếu bạn đang khởi nghiệp một mình, thì trường ngách sẽ dễ mang lại thành công hơn và bạn cũng không cần lo lắng quá nhiều về việc bị loại khỏi thị trường bởi những đối thủ có tiềm lực tài chính mạnh.
2. Sản phẩm
80% sản phẩm và dịch vụ đang được tiêu thụ hiện nay hoàn toàn khác với cùng loại sản phẩm và dịch vụ tương tự tiêu thị trong 5 năm trước. Hàng ngàn loại sản phẩm và dịch vụ đang sẵn sàng phục vụ cho người tiêu dùng hiện nay, điều quan trọng nhất là việc bạn có thể phát huy khả năng lựa chọn và đưa ra đúng loại sản phẩm hay dịch vụ cho khách hàng của mình trong một thị trường mang tính cạnh tranh hay không? Sẽ có vô vàn các cơ hội đặt ra nếu bạn bước vào thị trường và cạnh tranh một cách có hiệu quả bằng sản phẩm hay dịch vụ mới với phương diện tiến bộ hơn so với sản phẩm hay dịch vụ cùng loại của các đối thủ khác.
Bên cạnh đó, bạn đừng mơ hồ với việc bổ sung thêm các tính năng hay thông điệp vào sản phẩm. Điều này có thể làm khách hàng rồi trí và pha loãng giá trị sản phẩm bạn đem lại. Khi bắt đầu lấy nguồn hàng hay thiết kế sản phẩm của mình, hãy tránh xa những điều khiến người mua ngần ngại như chi phí chuyển sang dùng hàng của bạn quá cao, khó sử dụng hay không tương thích với các đồ dùng khác họ đang có. Hơn hết, hãy nhớ rằng các sản phẩm phù hợp nhất với việc bán hàng trên Internet là các hàng hóa được công nhân hoặc có nhãn hiệu, nó sẽ có giá trị thuyết phục khách hàng cao hơn.
Xem Thêm
8 câu nói tiếp lửa từ những CEO hàng đầu thế giới
10 mẫu giày thể thao khó lòng có thể phân biệt thật giả
báo giá thiết kế website bán hàng
3. Thời điểm
Việc lựa chọn kế hoạch kinh doanh và thời điểm nào là thích hợp phụ thuộc vào mặt hàng bạn đang kinh doanh là gì và ý định sử dụng kế hoạch kinh doanh đó vào mục đích như thế nào. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì nó quyết định đến tầm ảnh hưởng của chiến lược và mức lợi nhuận mà bạn có thể thu về
Mỗi một thị trường đều có vòng đời nhất định và cơ hội cũng không kéo dài mãi mãi. Ở giai đoạn đầu khi sáng tạo một thị trường mới, bạn sẽ thấy rất dễ dàng để gia nhập và kiếm tiền. Nhưng đừng vội vui mừng vì việc nhập cuộc quá sớm cũng là một rủi ro tiềm ẩn trong kinh doanh. Nếu tiềm năng của thị trường chưa được xác định trước đó, thì việc vội vàng mở cửa sẽ khiến bạn thất bại hoặc khó có thể thu lợi nhuận sau nhiều năm hoạt động. Những lợi ích vội vàng trước mắt sẽ không đủ để bù vào những thâm hụt sau này. Các doanh nghiệp mới khởi sự nên đi theo chiến lược “người theo gót nhanh chóng”. Đó là khi bạn tìm ra một ý tưởng tốt đã được kiểm nghiệm và nhanh chóng thực hiện theo. Khi ấy, bạn đã gia nhập cuộc chơi đủ sớm khi nhu cầu của khách hàng vẫn chưa được đáp ứng.