Tư duy của một người chính là tổng hợp các niềm tin, giá trị và thái độ sống của cá nhân người đó, tư duy hình thành nên thế giới quan, cách suy nghĩ và ra quyết định của họ. Trong kế hoạch kinh doanh của bạn cũng cần có tư duy,phải biết bắt đầu từ nhỏ đến lớn, biết nắm bắt cơ hội, không thể vội vàng. Phải biết hạn chế số vốn đến mức tối thiểu, tìm mọi phương án để nâng cao lợi nhuận lên mức tối đa. Những bước như vậy đều phải qua học tập và trải nghiệm thực tế mới có được, chứ không thể chỉ lý thuyết suông. Trên hết việc gì cũng cần phải có tâm huyết ,có quyết tâm và bản thân vượt qua được mọi thử thách khó khăn mới có đươc kết quả mà bạn mong đợi. Bài viết này chúng tôi bàn về 5 tư duy cần tránh khi bắt đầu triển khai kế hoạch kinh doanh của bạn.
1.Tư duy mì ăn liền
Bạn đã ăn thử mì ăn liền chưa? Ngon đúng không? Nhanh đúng không? Rẻ đúng không? Nhưng có chóng đói không? Những thứ tạm thời thì vĩnh viễn chỉ mang tính chất tạm bợ, chữa cháy, cũng như chẳng ai muốn thay cơm bằng mì, suốt đời ăn thứ ít dinh dưỡng ấy.
Trong thực tế, rất nhiều người thường tìm đến món “mì ăn liền” trong suy nghĩ, họ luôn muốn một phương pháp nào đó làm được liền, thành công ngay lập tức. Nhưng dĩ nhiên trên đời không có việc gì đơn giản như thế, nếu bạn không học tập, không chịu khổ rèn luyện kĩ năng thì vĩnh viễn không thể thành thạo được kĩ năng đó. Kinh doanh là một chặng đường dài, trải đầy hoa hồng tới thành công rực rỡ nơi cuối đường, nhưng bước trên đó bạn phải chấp nhận dẫm lên gai nhọn và dù chân có rướm máu cũng phải bước tiếp.
Không ai cho không ai cái gì cũng như mọi thứ đều có giá của nó. Tư duy mì ăn liền có thể cứu sống bạn một lần, nhưng nếu sống dựa vào nó bạn chỉ trở thành đứa trẻ còi cọc thiếu dinh dưỡng mà thôi. Nếu muốn phát triển, muốn thành công, hãy dùng mồ hôi của nỗ lực, nước mắt của hi vọng và thậm chí là máu của niềm tin để đánh đổi.
2.Sợ phải thay đổi kế hoạch kinh doanh
Dũng cảm chấp nhận thay đổi là một trong số những việc khó khăn nhất mà con người phải làm. Sống trong một thế giới vận động quá nhanh và liên tục,công nghệ tăng tốc nhanh hơn bao giờ hết,chúng ta sẽ phải chấp nhận những gì sẽ xảy đến và thích ứng với điều đó.Chứ không phải là sợ hãi nó,phủ nhận nó hay trốn tránh khỏi nó.
3.Tư duy đòi hỏi
Chỉ biết đòi hỏi không làm việc,không cống hiến, không nỗ lực và nếu có thì bạn làm rất ít và khi đó chắc chắn kết quả đạt được không như bạn mong muốn.Khi đó tinh thần bạn sẽ bực bội, thất vọng, trách móc sao cuộc đời không được như ý. Một ví dụ là,ở công ty nhân viên đòi hỏi làm việc hoài ko thấy tăng lương, không lên chức ngược lại rất ít người đặt câu hỏi ngược lại mình đã cống hiến được gì cho công ty để công ty phát triển,làm ăn có lãi lúc đó mình được đền đáp xứng đáng.
4. Tư duy nhỏ nhặt
Chỉ nghĩ bản thân,không nghĩ vượt ra khỏi bản thân, sống một cuộc sống thiếu khát vọng, thiếu ước mơ. Hãy mở lòng ra tiếp nhận những cách suy nghĩ của người khác, hãy sẵn sàng trả giá cho những trải nghiệm mới lạ, hãy sẵn sàng cho mọi thất bại, hãy sẵn sàng cho một hành trình không đoán trước đầy ý nghĩa.
5.Tự bằng lòng với bản thân mình
Liên tục học hỏi và cải thiện mình là cách duy nhất để trưởng thành. Nhờ hiểu biết nhiều hơn bạn có thể vượt lên đối thủ cạnh tranh và trở lên linh hoạt hơn. Nếu chỉ biết hài lòng với vị trí của mình bạn sẽ bỏ qua cơ hội,làm cản trở việc hỏi và phát triển của bạn. Thành công không dễ, cơ hội để thành công chia đều cho mọi người nhưng nó chỉ đến với những thực sự kiên trì , tâm huyết và tỉnh táo. Hi vọng rằng sau bài chia sẻ này bạn sẽ lập được một bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo cho quá trình phát triển sự nghiệp của mình.
Kinh doanh online kết hợp truyền thống, ưu điểm và khó khăn
Kinh doanh online kết hợp truyền thống, ưu điểm và khó khăn
Tiếp thị thông qua người nổi tiếng, nên hay không?