20 lời khuyên giúp Startup Việt Nam thành công trong thương mại điện tử (P2)

Trong phần 1 chúng ta đã tìm hiểu 5 lời khuyên đầu tiên trong 20 lời khuyên dành cho khởi nghiệp thương mại điện tử Việt Nam được thành công. Trong bài hôm nay, chúng tôi tiếp tục mời bạn đọc theo dõi 7 lời khuyên tiếp theo, những yếu tố cần có cho những Startup đang muốn mình được khởi sắc.

Công ty Cổ phần Công nghệ DKT, một trong những doanh nghiệp trẻ tại Việt Nam sớm gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực Thương mại điện từ nhận giải thưởng Nhân Tài Đất Việt 2013.

6. Thực hiện ý tưởng mới là điều quan trọng

Về chủ đề bản quyền, hầu hết các Startup Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung đều tỏ ra lo sợ vấn đề này. Và mặc dù tư tưởng của họ đang dần thay đổi và trở nên cởi mở hơn, nhưng mối lo ngại về vi phạm bản quyền vẫn còn tồn tại. Tuy nhiên, mọi người đang hiểu sai về giá trị trong ý tưởng thực hiện. Tôi sao chép ý tưởng của anh, nhưng tôi lại thực hiện ý tưởng đó xuất sắc hơn anh. Tôi sẽ là người chiến thắng. Vì vậy, người nghĩ ra ý tưởng chưa chắc đã phải là người thực hiện được nó tốt nhất. Đó chính là giá trị cốt lõi mà mỗi Startup cần phải hiểu được.

Thú vị hơn cả, một người sao chép giỏi tất yếu sẽ thực hiện được nó một cách hoàn hảo hơn bất cứ ai khác. Họ biết cách tổng hợp những giá trị tốt nhất từ ​​đối thủ cạnh tranh và biến nó thành một phần trong giá trị kinh doanh cốt lõi của mình. Đằng sau mỗi bản sao thành công sẽ luôn có một người thực hiện tuyệt vời. Một Startup tất yếu sẽ thất bại nếu không tìm ra khả năng thực hiện được ý tưởng một cách tốt nhất, mà chỉ lo bảo vệ nó khỏi bị sao chép. Giống như ông Đỗ Tuấn Anh, Giám đốc điều hành của Appota đã từng nói rằng: “10 ý tưởng chỉ có giá bằng một ly bia“.

7. Góc khuất thầm kín – nơi sản sinh ra thu nhập thụ động

Phía sau sự thành công của một Startup luôn ẩn chứa những góc khuất thầm kín mà ít người biết đến, đặc biệt là các Startup hướng đến thị trường nội địa. Nhiều người trong số các Startup thành công nhất tại Việt Nam luôn ẩn chứa những bí mật, đó là cách mà họ kiếm tiền trong những ngày đầu phát triển. Nó có thể là từ các trò chơi gian lận, từ spam thư rác công nghệ cao, công nghệ cờ bạc, từ virus, có thể là từ các cửa hàng ứng dụng của bên thứ ba, và bất cứ điều gì có thể.

Trong giai đoạn đầu thành lập, hầu hết các Startup sẽ cần bươn chải cuộc sống, họ sẽ tìm đủ mọi cách để có thể để kiếm ra tiền bất chấp tính hợp pháp và công nghệ. Đây chính là điều cần thiết để tạo ra tính tư duy cao hơn và thông minh hơn cho doanh nhân Việt Nam. Nếu muốn tồn tại trong “bãi mìn” của Việt Nam, chắc chắn đôi chân của bạn có thể sẽ cần dẫm vào chút “bùn lầy”, để tích lũy kinh nghiệm dạn dày cho mình. Đó là sự thật !. Đó chính là thu nhập thụ động mà các doanh nghiệp thực hiện trong giai đoạn đầu thành lập, và cho phép họ có tầm nhìn lớn hơn cho tương lai.

8. Thấu hiểu sâu sắc khách hàng

Phần lớn các Startup ngày nay chưa thực sự gần gũi với khách hàng. Họ chỉ dành nhiều thời gian tập trung cho công nghệ của mình. Các doanh nhân tiềm năng nếu muốn thành công, hãy đứng lên và bước ra khỏi văn phòng của mình để đi gặp gỡ nói chuyện với khách hàng, và lắng nghe những nhu cầu mà họ đang muốn có. Đó là cách mà các doanh nghiệp thực sự nên bắt đầu.

Có thể bạn quan tâm: 5 cách hô biến khách hàng không hài lòng thành người bạn tốt

9. Thiết kế đơn giản có ý nghĩa

Khi nói đến thiết kế, mọi người thường chỉ nghĩ đến những thứ có thể nhìn thấy. Nhưng những người trong nghề thiết kế thực sự sẽ luôn hiểu rằng, thiết kế không đơn giản chỉ là những thứ mà chúng ta nhìn được. Giống như Steve Jobs đã từng nói: “Thiết kế không chỉ là những thứ bạn có thể nhìn và cảm nhận được, mà nó là cách thức hoạt động”. Khi bạn nhìn vào thị trường thanh toán khủng khiếp ở Việt Nam, bạn sẽ ngay lập tức hiểu những gì tôi đang muốn nói đến. Đó là một nền tảng thanh toán đơn độc, phức tạp. Thậm chí ngay cả một blogger công nghệ được tiếp xúc với các công nghệ mới mỗi ngày cũng khó khăn để sử dụng nó. Chúng có quá nhiều bước rườm rà đủ đề khách hàng cảm thấy phiền phức.

Dieter Rams đã từng nói rằng: “Thiết kế tốt nhất là khi chúng được đơn giản hóa nhiều nhất có thể”. Thật vậy, chúng ta đang thấy một phong trào mới trong việc tạo nên các thiết kế trực quan tại Việt Nam, như Triip.me, Tappy, và thậm chí là Flappy Bird. Nhưng toàn bộ hệ sinh thái sẽ cần phải thiết kế đơn giản nhiều hơn nữa, giúp nó trở thành một yếu tố sâu sắc hơn cho mỗi sản phẩm.

10. Văn hóa

Mới đây, trong sự kiện Startup Arena diễn ra tại Hill Ventures Monk, ông Kuo-Yi Lim đã nhận định rằng, các Startup châu Á đang gặp khó khăn khi xây dựng nền văn hóa cởi mở trong giai đoạn khởi nghiệp, trước hàng loạt các nền văn hóa phổ biến đan xen tại châu Á. Ông cho rằng, để có nền văn hóa cởi mở Startup cần phải khích lệ những ý tưởng mới, đẩy nhanh tiến độ làm việc theo nhóm, và quy mô. Tỷ phú Peter Thiel, đồng sáng lập của Paypal đã có câu ngạn ngôn rất ý nghĩa: “Đừng đổ thừa tại văn hóa” (Don’t fuck up the culture).

Mỗi Startup cần tạo ra một nền văn hóa mới cho cá nhân, doanh nghiệp và đội ngũ làm việc, sao cho được nổi trội hơn so với những đối thủ khác. Và đây không phải là một điều đơn giản. Nó rất tinh tế trong vai trò lãnh đạo, quy trình, tuyển dụng, môi trường, và nhiều hơn nữa. Đó là điều lý giải tại sao Apple, Facebook, và Google đã dành quá nhiều sự đầu tư cho văn phòng của họ? Bởi họ muốn tạo ra môi trường tự nhiên, giúp sản sinh tinh thần đồng đội được lý tưởng. Các công ty Việt Nam cũng đang làm điều này, nhưng chúng ta cần nhận ra rằng, sẽ không thể đổi mới nếu không có nền văn hóa sáng tạo.

Về cơ bản, văn hóa là một tập hợp các giá trị cốt lõi, thái độ và hành vi mà một đội ngũ có thể đoàn kết và mở rộng. Có thể cho rằng, đó là một trong những điều quan trọng nhất giúp mọi người tập hợp được sức mạnh để tạo ra sự đổi mới lớn hơn.

11. Định hướng rõ ràng

Về cơ bản, có 3 hướng đi chính cho các doanh nghiệp tại Việt Nam bao gồm: thị trường trong nước, thị trường khu vực và thị trường toàn cầu. Việt Nam mới chỉ thành công chủ yếu trong các hạng mục trong nước và toàn cầu. Tại thị trường trong nước có VNG là đại diện tiêu biểu, trong khi Flappy Bird là minh chứng trực quan cho thị trường toàn cầu. Ở hạng mục giữa, đã bắt đầu nhen nhóm những thành công mới nổi như Misfit Wearables, Not A Basement Studio, VC Corp, Vat Gia, và nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa nhìn thấy một Startup thực sự nổi bật nào ở cấp khu vực, mặc dù đang ngày càng nhiều doanh nghiệp trong nước dần hướng đến cạnh tranh trên toàn Đông Nam Á. Nhưng mỗi hướng đi lại đòi hỏi một nguồn lực rất khác nhau, bao gồm các đội ngũ, các mối quan hệ, và định hướng phát triển.

Trong hành trình toàn cầu, người sáng lập cần tham gia các hội thảo quốc tế, họ cần phải nghiên cứu ở nước ngoài, trau dồi các mối quan hệ quốc tế, cần một đội ngũ có tư duy toàn cầu, và xây dựng một sản phẩm có thể cạnh tranh mang tầm cỡ quốc tế. Ở Việt Nam, bạn cần có các mối quan hệ cục bộ và các đối tác mạnh mẽ, bạn cần một sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa Việt Nam, bạn cần phải biết cách để điều hướng doanh nghiệp trước biến động thị trường, và hiểu được cách để kiếm tiền thực sự.

Trong mỗi hướng phát triển, mỗi một Startup sẽ cần hiểu biết sâu sắc về những gì trong định hướng của mình qua từng tháng, từng năm.

12. Nghiên cứu thị trường

Để có một định hướng rõ ràng, bạn cần một sự hiểu biết sâu sắc về thị trường của mình. Bạn cần phải tính toán hoàn hảo để ước lượng quy mô, ngưỡng, mức tăng trưởng, và phạm vi của các thị trường mà bạn đang nhắm mục tiêu. Các Startup mà tôi biết hiện nay luôn luôn đưa ra một con số rất mơ mộng về những gì họ tin rằng đó là thị trường của mình và hầu như luôn luôn đánh giá quá cao quy mô của nó so với thực tế.

Ví dụ, nếu tôi đang nhắm vào thị trường du lịch, tôi sẽ ước tính rằng đó là một thị trường tỷ đô la với những gì mình vạch ra trên lý thuyết. Nhưng trong thực tế, thị trường của tôi nhỏ hơn nhiều, vì tôi chỉ thâm nhập vào một lĩnh vực trong thị trường rộng lớn đó. Chính vì vậy, ước tính của tôi đã bị thu hẹp theo cấp số nhân. Các Startup tại Việt Nam cần phải nhận thức sâu sắc hơn nữa giữa thực tế và con số lý thuyết mà họ đưa ra.

Xem thêm:  20 lời khuyên giúp Startup Việt Nam thành công trong thương mại điện tử (P3)


Chia sẻ bài viết này