7 lý do khiến bạn bị các cơ quan kiểm toán hỏi thăm

Nộp thuế là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi cá nhân và của các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh và sinh lời. Để tính thuế, bạn cần phải kê khai đầy đủ các khoản thu nhập, chi phí kinh doanh, từ đó tính lợi nhuận và thuế. Việc báo cáo kinh doanh là do sự chủ động của bạn nhưng nếu có bất cứ sự sai sót hay thiếu trung thực nào, các cơ quan kiểm toán sẽ vào cuộc. Kiểm toán chỉ đơn giản là kiểm tra lại các con số trong báo cáo của bạn để đảm bảo rằng không có sự chênh lệch nào so với thực tế. Sau đây là 7 lý do khiến cho doanh nghiệp của bạn có thể bị các cơ quan kiểm toán hỏi thăm:

1. Báo cáo lỗi

Hình 1: 7 lý do khiến bạn bị các cơ quan kiểm toán hỏi thăm

Bạn sẽ không bao giờ bị kiểm toán hỏi thăm nếu như không có những sự chênh lệch hoặc sai sót đáng ngờ trong báo cáo kinh doanh của mình. Bất kỳ ai, bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải nộp các loại thuế, đó là nghĩa vụ. Đừng bao giờ để phạm sai lầm trong việc xử lý các con số. Bạn sẽ bị tính tiền phạt cho bất cứ sai lầm nào dù là cố ý hay chỉ là vô ý. Vì vậy, nếu không chắc chắn về khả năng tính toán của mình, hãy nhờ đến một chương trình tự động hay nhờ đến các chuyên viên thuế vụ để giúp bạn tránh những sai sót đáng tiếc. Hãy nhớ rằng: Chỉ cần cung cấp các thông tin chính xác, bạn sẽ không bao giờ gặp phải biến chứng và bị các cơ quan kiểm toán hỏi thăm.

2. Bỏ bớt các khoản thu nhập ra khỏi báo cáo kinh doanh

Để giảm bớt thuế, nhiều doanh nghiệp đã không kê khai các khoản thu nhập ngoài của mình như cổ phiếu, trái phiếu,… Tuy nhiên, bạn đừng nghĩ rằng các cơ quan kiểm toán không hề biết gì. Ngược lại, họ biết rất rõ các khoản tiền lương trong doanh nghiệp của bạn và vấn đề chỉ là thời gian trước khi họ phát  hiện ra các khoản kê khai thiếu sót của bạn. Do đó, hãy báo cáo đầy đủ tất cả các khoản thu nhập của bạn, bao gồm cả các khoản thu nhập ngoài như tiền từ trái phiếu, cổ phiếu, tiền lãi suất sinh lợi từ tài khoản ngân hàng,…

3. Báo cáo quá nhiều khoản đóng góp từ thiện

Hình 2: 7 lý do khiến bạn bị các cơ quan kiểm toán hỏi thăm

Nếu bạn có những đóng góp đáng kể cho các tổ chức từ thiện trong năm, bạn hoàn toàn có đủ điều kiện để kê khai nó vào chi phí để giảm thuế. Hầu hết các doanh nghiệp đều khấu trừ từ thiện ở mức trung bình là 3% thu nhập của họ. Nhưng nếu bạn không có các tài liệu thích hợp để chứng minh giá trị thực sự của các khoản đóng góp này, bạn sẽ bị hỏi thăm đấy.

vnmaster.net– Công ty thiết kế web bán hàng tốt hỗ trợ đặt tên miền. Truy cập ngay để tham khảo bảng giá website bán hàng

4. Báo cáo quá nhiều thiệt hại

Nhiều doanh nghiệp bị cám dỗ với việc che giấu thu nhập bằng cách báo cáo quá nhiều thiệt hại và sự thua lỗ trong kinh doanh để trốn thuế hoặc giảm tối đa số thuế phải đóng. Tuy nhiên trước khi làm điều đó, trước khi kê khai các khoản thua lỗ, bạn hãy xem xét một cách kỹ lưỡng. Nếu việc kê khai này trở nên quá đà sẽ khiến cho các cơ quan kiểm toán nghi ngờ và chú ý đến bạn. Họ sẽ tự hỏi là tại sao với sự thua lỗ như vậy mà bạn vẫn có thể tồn tại được.

5. Báo cáo quá nhiều chi phí kinh doanh

Hình 3: 7 lý do khiến bạn bị các cơ quan kiểm toán hỏi thăm

Xem thêm:

6 bí mật tài chính từ các doanh nghiệp thành công

Đừng lãng phí tiền bạc – nguyên tắc vàng của vốn khởi nghiệp

Cách để thoát khỏi các khoản nợ nần khi kinh doanh

Tương tự như việc báo cáo thua lỗ, nhiều doanh nghiệp khác lại chọn cách báo cáo thêm nhiều chi phí kinh doanh để giảm con số lợi nhuận và trốn hoặc giảm mức thuế thu nhập phải đóng. Tuy nhiên thì bạn cần nên biết những gì có thể và không thể được khấu trừ để liệt vào danh mục chi phí kinh doanh. Câu hỏi đặt ra là: việc mua sắm có hoàn toàn cần thiết để phục vụ cho công việc và quá trình kinh doanh của bạn hay không? Chi phí vận chuyển, mua sắm phần cứng văn phòng như máy tính,… là những ví dụ tuyệt vời của các khoản khấu trừ điển hình. Nếu kê khai quá nhiều chi phí kinh doanh một cách không hợp lý, bạn cũng sẽ bị chú ý và bị lôi vào các cuộc kiểm toán.

6. Báo cáo khoản khấu trừ văn phòng kinh doanh

Các khoản khấu trừ văn phòng kinh doanh rất hay được sử dụng để gian lận thuế. Nhiều doanh nghiệp báo cáo các khoản khấu trừ không “xứng” được liệt vào chi phí kinh doanh để có thể gia tăng chi phí, giảm lợi nhuận và từ đó giảm được mức thuế phải đóng. Theo nguyên tắc, khấu hao văn phòng chỉ được tính cho nơi mà bạn thường xuyên sử dụng để làm việc và thực hiện các giao dịch thương mại; nơi mà bạn chỉ sử dụng nó cho công việc, phục vụ đúng mục đích kinh doanh của bạn mà thôi. Do đó, hãy trung thực khi đo lường và báo cáo các khoản chi phí từ việc khấu hao văn phòng làm việc. Nếu quá đà, bạn sẽ gây sự chú ý và bị các cơ quan kiểm toán hỏi thăm.

7. Sử dụng các con số đẹp và tròn trĩnh

Hình 4: 7 lý do khiến bạn bị các cơ quan kiểm toán hỏi thăm

Trong tất cả các khả năng, những con số trên giấy tờ không bao giờ có thể đẹp và tròn trĩnh một cách đáng kinh ngạc. Bình thường khi thực hiện tính toán, các doanh nghiệp không chỉ đưa ra các con số chính xác mà còn có thể đưa ra cả những con số làm tròn mang tính tương đối. Chẳng hạn như một nhiếp ảnh gia báo cáo chi phí mua mới một chiếc ống kính là 500 USD và liệt nó vào chi phí kinh doanh, nhưng trên thực tế chỉ mua nó với giá 499,95 USD hay thậm chí là 495 USD. Những con số  quá  tròn trĩnh sẽ khiến cho các cơ quan kiểm toán nghi ngờ và có thể yêu cầu bạn đưa ra bằng chứng về khoản chi phí kinh doanh đó.

(Tổng hợp từ www.nerdwallet.com)


Chia sẻ bài viết này