5 mẹo thiết kế website kinh doanh giúp khởi nghiệp thành công

Trong kinh doanh hiện nay, dù là kinh doanh truyền thống hay là bán hàng trực tuyến thì phần lớn các doanh nghiệp đều sử dụng email và có một trang web bán hàng chuyên nghiệp để đại diện cho mình trên mạng internet. Tuy nhiên, xây dựng một website kinh doanh không phải chỉ là vấn đề mua tên miền mà là cả một quá trình bao gồm rất nhiều công đoạn, trong đó, bước thiết kế giao diện web làm sao vừa đẹp mắt, vừa tối ưu với người dùng được xem là khâu vô cùng quan trọng.

Hình 1: 5 mẹo thiết kế website kinh doanh giúp khởi nghiệp thành công

Trước khi làm web, bạn nên ngồi xuống và vạch ra một cách tỉ mỉ, rõ ràng về những gì cần có trên website, đồng thời nghiên cứu về những gì mà một trang web hiện đại cần phải đạt được. Sau đây sẽ là 5 lời khuyên tuyệt vời giúp bạn nhanh chóng có được một trang web tối ưu và ổn định trong thời gian dài.

1. Xây dựng một trang web đáp ứng

Hình 2: Xây dựng một trang web đáp ứng

Một trang web đáp ứng là trang web có khả năng điều chỉnh phù hợp với bất kỳ thiết bị hoặc màn hình nào mà nó được hiển thị. Đây là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp thường lãng quên trong quá trình xây dựng và thiết kế web, dẫn đến tình trạng nhiều website kinh doanh hiện nay có thể trông tuyệt vời trên máy tính để bàn ở văn phòng nhưng lại không khả thi trên một máy tính bảng hay thiết bị di động. Trong khi đó, lượng người dùng truy cập mạng thông qua hai loại hình thiết bị di động này ngày càng gia tăng và có xu hướng gia tăng không ngừng trong tương lai khi cuộc sống ngày càng trở nên hiện đại hơn. Do đó, nếu trang web kinh doanh trực tuyến của bạn không thể phục vụ cho lớp đối tượng khách hàng tiềm năng này thì có nghĩa là bạn đã khước từ cơ hội tiếp cận với một khối lượng khách hàng lớn, đồng thời vô tình đánh mất đi khả năng bán hàng và cơ hội gia tăng doanh thu, lợi nhuận của mình.

2.  Tối ưu hóa trang web với công cụ tìm kiếm

Hình 3: Tối ưu hóa trang web với công cụ tìm kiếm

Xây dựng một trang web bán hàng chuyên nghiệp tốt thôi là chưa đủ, điều quan trọng là bạn cần tối ưu hóa nó đối với các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google để gia tăng cơ hội nó được tìm thấy bởi các khách hàng tiềm năng. Hoạt động này có thể coi là hoạt động tối ưu SEO, bao gồm những tác động on page và off page, từ chất lượng nội dung đến chất lượng các đường dẫn liên kết, từ các định dạng nội dung đến cách sử dụng thẻ H1, H2, và các định dạng khác… để được Google đánh giá cao. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý đến hoạt động nghiên cứu bộ từ khóa phong phú để định hướng nội dung SEO.

Xem Thêm

8 câu nói tiếp lửa từ những CEO hàng đầu thế giới

10 mẫu giày thể thao khó lòng có thể phân biệt thật giả

báo giá thiết kế website bán hàng

 

3. Thêm boots nhờ danh sách các thư mục

Hình 4: Thêm boots nhờ danh sách các thư mục

Bạn không thể chỉ trông đợi trang web của mình được tìm thấy thông qua các công cụ tìm kiếm mà cần phải tăng cường sự xuất hiện của nó ở nhiều vị trí trực tuyến khác nữa thông qua danh sách các thư mục. Thực hiện tìm kiếm cho cả hai thư mục cụ thể của địa phương, tự do và công nghiệp; Cung cấp thông tin chi tiết, rõ ràng và nhớ là phải viết các bản mô tả doanh nghiệp khác nhau trên mỗi thư mục khác nhau. Nếu như sử dụng cùng một văn bản mô tả cho tất cả thì những nỗ lực quảng cáo off-site của bạn sẽ bị xem như là thư rác, bởi các công cụ tìm kiếm không thể nhìn bằng mắt mà chỉ có thể đánh giá nội dung nhờ các con boot.

4. Làm cho trang web dễ sử dụng

Hình 5: Làm cho trang web dễ sử dụng

Hãy chắc chắn rằng giao diện website của bạn không quá chật chội, khó nhìn, khó sử dụng hoặc bị rối loạn các chức năng! Trong thời buổi ngày nay, khách hàng sẽ không ngần ngại thoái ra khỏi trang web của bạn ngay lập tức nếu như nó có một lỗi nhỏ nào đó khiến họ cảm thấy không thoải mái khi trải nghiệm. Cách tốt nhất để giữ chân khách hàng tiềm năng là đảm bảo cho nó đẹp, thuận tiện và dễ sử dụng đối với tất cả mọi người.

Zozo – Công ty thiết kế web tốt  hỗ trợ đặt tên miền. Truy cập ngay để tham khảo bảng giá website doanh nghiệp

5. Tiếp tục thử nghiệm!

Hình 6: Tiếp tục kiểm tra và thử nghiệm

Sau khi hoàn thành website và đưa vào sử dụng, bạn vẫn phải thường xuyên kiểm tra, thử nghiệm để phát hiện lỗi, sửa chữa và nâng cấp theo xu hướng, đảm bảo luôn mang đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời nhất. Nên nhớ rằng, bất cứ ai cũng có thể chỉ ra cho bạn những sai sót nhỏ, chẳng hạn như đội ngũ nhân viên trong công ty, bạn bè, người thân trong gia đình họ chẳng hạn.

(Tổng hợp từ www.business2community.com)


Chia sẻ bài viết này