Kinh doanh trực tuyến là điều rất thách thức. Tuy nhiên, nếu một vài năm trước, khi bán hàng online, chủ shop sẽ phải tự mình làm tất cả các công việc từ giao hàng, kiểm kê cho đến bán hàng. Hiện nay, mở một cửa hàng online đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Trước khi bạn bắt tay vào trò chơi mê cung này, bạn cần làm quen với những yếu tố hỗ trợ và cần thiết cho một website. Nếu bạn chưa hợp tác với một nhà phát triển web, cũng đừng lo lắng quá với các vấn đề liên quan đến website. Các doanh nghiệp cung cấp giải pháp thiết kế website, bán hàng đa dạng như Kinh Doanh Việt sẽ giúp bạn xây dựng và hỗ trợ trong suốt quá trình sử dụng website. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề gây đau đầu cho bạn. Thay vào đó, những phát sinh liên quan đến mảng thanh toán mới là điều bạn cần quan tâm trong suốt quá trình kinh doanh trực tuyến. Dưới đây là 5 bí kíp giúp bạn tận dụng thanh toán trực tuyến thành công cụ giúp bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi cho website của mình.
-
1. Bảo mật luôn là ưu tiên hàng đầu
Trong khi mọi người đều biết đến eBay và PayPal, thì vẫn có rất nhiều người chưa bao giờ nghe đến website và đó là tiềm năng rất lớn để bạn khai phá. Những khách hàng tiềm năng muốn biết rằng những thông tin mà họ cung cấp cho bạn sẽ được bảo mật và luôn an toàn. Theo báo cáo từ eConsultancy đã chỉ ra rằng có gần 58% khách hàng tiềm năng thay đổi quyết định mua hàng chỉ vì những băn khoăn về tính bảo mật.
5 bí kíp cải thiện thanh toán trực tuyến giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi
Bạn có thể sử dụng SSL, khách hàng sẽ cảm thấy tin tưởng hơn vào website của bạn trong suốt quá trình mua sắm. Nhiều cửa hàng trực tuyến sau khi trở thành Google Trusted Store đã tăng thêm 1 % tỷ lệ chuyển đổi. Bạn hãy lựa chọn cho cửa hàng phương án tốt nhất để tăng tính bảo mật thông tin qua đó xây dựng lòng tin với khách hàng trực tuyến.
-
2. Đa dạng hình thức tài khoản khách hàng
Nếu chỉ yêu cầu khách hàng đăng nhập vào tài khoản trước khi thanh toán, bạn đang bỏ lỡ rất nhiều đơn hàng tiềm năng khác nữa. Trong khi yếu tố về dữ liệu khách hàng cũng rất quan trọng với bạn, gia tăng doanh thu đồng nghĩa với duy trì nguồn sống cho toàn bộ công việc kinh doanh. Với những khách hàng không muốn đăng ký thông tin tài khoản với bạn vì nhiều lý do khác nhau, website của bạn có đang hỗ trợ họ thanh toán hay mua hàng không? Bên cạnh yêu cầu đăng nhập cho các khách hàng đã đăng ký tài khoản, website của bạn có thể trang bị thêm tính năng thanh toán cho khách hàng không có tài khoản. Điều này sẽ giúp bạn thu được nhiều đơn hàng hơn trước rất nhiều.
-
3. Cung cấp nhiều lựa chọn thanh toán
- Cung cấp nhiều lựa chọn thanh toán
Bạn muốn gia tăng doanh thu, tăng tỷ lệ chuyển đổi thông qua thanh toán. Bên cạnh những gợi ý về tài khoản và nâng cao tính năng bảo mật, bạn hãy đã dạng kênh thanh toán cho website của mình. Bạn muốn khách hàng của mình – những người tìm thấy một vài sản phẩm phù hợp với họ và nhanh chóng thanh toán – hãy đem đến cho họ những lựa chọn thanh toán mà họ thấy thoải mái nhất. Trong khi xây dựng hệ thống thanh toán cho website, hãy lựa chọn đối tác cung cấp ít nhất 3 cổng thanh toán. Một số cổng phổ biến hiện nay là thẻ Ngân hàng nội địa thông qua Onepay, ví điện tử như Nganluong hay Bảo Kim, thẻ quốc tế với Visa, MasterCard hay PayPal. Hoặc thậm chí là thu tiền tại nhà COD với những khách hàng không muốn thanh toán trực tuyến. Chính việc đa dạng lựa chọn thanh toán sẽ là động lực để khách hàng mua hàng và thanh toán dễ dàng hơn.
-
4. Kêu gọi hành động rõ ràng
- Sử dụng các nút kêu gọi hành động rõ ràng
Bạn muốn khách hàng của mình có thể điều hướng dễ dàng trên website trong suốt quá trình mua hàng. Vì vậy, chuyển hướng mượt mà giữa các bước trong quá trình thanh toán sẽ làm giảm khả năng khách hàng thấy khó chịu. Vì vậy, bạn có thể sử dụng các nút và câu kêu gọi hành động rõ ràng như “Thanh toán”, “Hoàn tất đơn hàng” để truyền tải đến khách hàng chính xác những gì họ cần làm và sẽ làm trong quá trình thanh toán.
-
5. Đồng bộ kho hàng online và offline
Nếu bạn đang kinh doanh cả trực tuyến và truyền thống, bạn cần thường xuyên cập nhập tình hình kho hàng. Trong trường hợp khách hàng online muốn đặt hàng nhưng bạn đã hết sạch sản phẩm, bạn không chỉ mất đi một đơn hàng tiềm năng mà là khách hàng và tiềm năng bán hàng của bạn. Sử dụng hệ thống kết nối, theo dõi và đồng bộ từ giỏ hàng đến kho hàng sẽ giúp bạn tránh khỏi những sai lầm nguy hiểm như vậy.
Mặc dù việc khởi tạo một cửa hàng trực tuyến đã trở nên dễ dàng hơn trước rất nhiều, bạn vẫn cần hiểu rõ những khó khăn và ưu tiên đối với website của mình. Hãy làm quen với website và sử dụng những tính năng như Cấu hình thanh toán để hoàn thiện quy trình thanh toán, quản lý kho hàng cũng như các ứng dụng hỗ trợ thanh toán khác. Tỷ lệ chuyển đổi của website hoàn toàn có thể được cải thiện từ chính những điều thay đổi nhỏ nhất này.
(Theo www.entrepreneur.com)