SEO (Search Engine Optimization) là một thuật ngữ bao gồm tất cả những điều bạn cần làm để cải thiện vị trí xếp hạng trang web trên công cụ tìm kiếm, trong đó có thiết lập cấu hình, kỹ thuật áp dụng trên trang web (SEO onpage) và bên ngoài phạm vi trang web (SEO offpage). Với những tính năng đặc biệt của mình, SEO ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư. Không chỉ những SEOer chuyên nghiệp mới có thể thực hiện những kỹ thuật này, bạn là một chủ shop hoặc nhân viên marketing vẫn hoàn toàn có thể làm theo những gợi ý dưới đây của Kinh Doanh Việt.
Kỹ thuật SEO onpage được đánh giá là quan trọng nhất trong SEO
1. Nội dung là “vua”
Một trang web chứa nội dung tốt có thể làm lên việc lớn nếu như không có SEO và nó sẽ là 1 “ngòi tên lửa” hỗ trợ tốt nhất cho SEO còn một trang web chứa nội dung tồi sẽ khó lên top ngay cả khi có SEO.
Nội dung thế nào được coi là nội dung tốt?
– Nội dung đi đầu: bài viết, hình ảnh, video, bài thuyết trình, infographics… mà không có bản sao nào khác trước đó.
– Nội dung công bố trên trang web của bạn đầu tiên: Ngay cả khi đó là nội dung của riêng bạn nhưng nếu bạn đã xuất bản nó trên một trang web khác thì nó cũng không tốt cho trang web hiện tại của bạn chút nào.
– Nội dung tốt là nội dung có bao gồm văn bản: Bạn có thể làm đa dạng cách thức thể hiện bài viết của mình với nội dung là văn bản hoặc phi văn bản như ảnh, video, infographics… nhưng sẽ là sai lầm nếu bạn chỉ đơn thuần đăng những sản phẩm đó lên web. Thay vào đó, hãy thêm một đoạn mô tả bằng văn bản.
– Nội dung đó là hữu ích: Trước khi nhấn nút xuất bản, bạn cần chắc chắn rằng những gì bài viết nói đến đều phục vụ người dùng, mang lại thông tin hữu ích, giá trị cho website và độc giả. Một lưu ý nữa đó là 1 bài viết dài cũng đã được chứng minh giúp cho xếp hạng tốt hơn so với bài viết ngắn.
2. Tiêu đề trang, mô tả và định dạng của bài viết
– Tiêu đề trang (Title): Mỗi trang cần có 1 tiêu đề duy nhất nhằm giúp công cụ tìm kiếm và người dùng hiểu được những gì trang đề cập đến. Một trang với tiêu đề tuân thủ theo kỹ thuật SEO onpage sẽ tốt hơn. Cần thiết phải có từ khóa trong title SEO và hạn định 70 ký tự, tốt nhất là từ 50-55 kỹ tự.
– Mô tả (Meta description): Các trang mô tả sẽ là những gì bộ máy tìm kiếm quét qua và thấy trong kết quả công cụ tìm kiếm. Trong mục này cũng nên có chứa từ khóa và độ dài tối ưu là từ 140-150 ký tự, không nên để quá 160 ký tự. Đây chính là cơ hội để bạn quảng cáo trang web và thuyết phục những người tìm kiếm nhấp vào liên kết của bạn chứ không phải chọn 1 liên kết khác. Thông qua đây, thẻ mô tả này sẽ giúp bạn tăng tỷ lệ CTR (tỷ lệ click trên số lần hiển thị).
– Định dạng: Một trang cần thiết phải được định dạng đúng. Theo thứ tự các ý lớn nhỏ, bạn hãy phân chia để công cụ tìm kiếm cũng như người dùng dễ nhận biết từ tiêu đề H1, H2, H3… hay đánh dấu nổi bật bằng chữ đậm, gạch chân hay in nghiêng.
Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng các cỡ chữ vừa phải (ít nhất là 12px) và phân chia thành các đoạn ngắn để bài viết thoáng đãng, dễ nhìn, dễ đọc (tối đa 4-5 dòng).
– Hình ảnh: Hình ảnh trên trang web rất quan trọng và phải đảm bảo chất lượng tốt. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý để không kìm hãm tốc độ tải trang.
+ Sử dụng hình ảnh ban đầu: Nếu bạn cần phải sử dụng những hình ảnh từ các nguồn khác cần tải về máy sau đó đổi tên ảnh.
+ Tối ưu hóa kích thước hình ảnh: Bạn nên sử dụng các công cụ tối ưu hóa hình ảnh như Photoshop, ImageReady, Smush.it… để giảm dung lượng một cách tối đa nhưng vẫn đảm bảo chất lượng hình ảnh và JPEG sẽ là lựa chọn tốt nhất cho bạn.
+ Sử dụng ATL tag để mô tả hình ảnh. Điều này giúp công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung bức ảnh.
> Có thể bạn chưa đọc
7 tuyệt chiêu sử dụng Facebook để thăm dò đối thủ cạnh tranh
Bắt kịp xu hướng kinh doanh thời trang cuối năm 2017 đầu 2018
3. Cấu trúc URL
Cấu trúc URL là 1 phần quan trọng của kỹ thuật SEO onpage.
– Liên kết thường trực: Đây là URL của từng trang. URL tốt nên chứa ít hơn 255 ký tự và sử dụng dấu gạch nối (-) giữa các chữ.
Ví dụ, 1 URL tốt sẽ là:
https://blog.hocvienhangkhong.edu.vn/5-ky-thuat-seo-onpage-can-ap-dung-luon-va-ngay-de-tang-thu-hang-website
Một URL xấu sẽ là:
https://www.reliablesoft.net/p?165 hay
– Cấu trúc link điều hướng: Nhóm các trang của bạn vào các mục để giúp người đọc và công cụ tì kiếm dễ dàng tìm thấy những gì họ muốn nhanh hơn. Đồng thời, độc giả cũng biết được rằng mình đang ở đâu trên web của bạn và biết cách trở về trang chủ khi cần thiết.
Ví dụ một cấu trúc link điều hướng tốt như:
Trang chủ > Vận hành & tăng doanh số > pr & marketing > 5 kỹ thuật SEO onpage cần áp dụng luôn và ngay để tăng thứ hạng website.
4. Liên kết nội bộ (internal link)
Liên kết nội bộ rất quan trọng đối trong SEO onpage vì:
– Nó giống như việc bạn đang xây dựng 1 trang web riêng của mình: Một cấu trúc website chặt chẽ sẽ kèm theo những lợi ích nhất định. Đồng thời, những con bọ tìm kiếm của Google thường sẽ đi theo các liên kết mà chúng tìm thấy trong 1 bài viết. Vì thế, khi họ đến trang web của bạn, nếu không có bất kỳ liên kết nội bộ trong văn bản thì chúng sẽ đọc xong trang đó và ra đi. Ngược lại, bạn có các liên kết trỏ đến các trang khác trên website, các bọ tìm kiếm sẽ ở lại lâu hơn và đánh giá tốt hơn trang web của bạn.
– Đây cách tăng thời gian on site (thời gian đọc mỗi lần truy cập): Một người dùng đang đọc bài viết của bạn có nhiều khả năng nhấp chuột vào 1 liên kết để hiểu thêm 1 chủ đề nhất định. Do đó, internal link sẽ làm tăng thời gian họ ở lại với website của bạn.
Liên kết nội bộ như thế nào là tốt nhất?
+ Đặt anchor text trong các bài viết đa dạng và tự nhiên
+ Thêm các internal link khi chúng là hữu ích cho người đọc của bạn
+ Trong 1 bài viết không nên có quá nhiều link nội bộ, tầm 4-5 internal link là tốt nhất.
+ Nếu có thể, bạn hãy thêm các bài viết liên qua ở cuối mỗi bài để liên kết nội bộ.
Cơ hội kinh doanh online cho 40 triệu người
Tăng doanh thu gấp 3 lần khi kinh doanh online không còn khó nữa. Tìm hiểu ngay Công ty thiết kế web bán hàng và báo giá thiết kế website bán hàng để bắt đầu thúc đẩy doanh số của bạn nào.
5. Tốc độ tải trang và quyền tác giả
2 kỹ thuật SEO onpage này là cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng.
– Tốc độ tải trang là 1 trong những yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng của trang web. Là một người quản trị website bạn cần đảm bảo rằng website của mình có tốc độ tải càng nhanh càng tốt.
Xem chi tiết về cách kiểm tra và tăng tốc độ tải trang web tại đây.
– Quyền tác giả: Google sẽ đánh giá dựa trên sự nỗ lực của bạn dựa vào chuyên mục quyền tác giả. 1 trong những cách để thiết lập quyền hạn đó là mối tương quan giữa các nội dung bạn đăng tải với hồ sơ Google+ của bạn. Sau đó, tùy thuộc vào có bao nhiêu người theo dõi, thứ hạng của bạn có thể sẽ bị thay đổi.
Nếu bạn chưa thiết lập quyền tác giả cho những bài viết của mình, hãy nhanh chóng tạo ra 1 hồ sơ Google+ và ràng buộc các hồ sơ cá nhân với nội dung của bạn.