Là một chủ doanh nghiệp trực tuyến, bạn đã chăm chút như thế nào đối với website bán hàng của mình? Cập nhật các thông tin, trang sản phẩm và tối ưu hóa site? Các dữ liệu SEO cũ vẫn còn hoạt động hay đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng khiến hoạt động kinh doanh của bạn giảm sút về hiệu quả, doanh thu và mất đi nhiều cơ hội bán hàng cho khách hàng tiềm năng?
Hình 1: Mách bạn 5 bước cập nhật và tối ưu hóa website bán hàng lợi nhuận
Giống như việc bạn đi đến bệnh viện kiểm tra tình hình sức khỏe hàng năm thì website bán hàng của bạn cũng cần được kiểm tra tình hình hoạt động định kỳ để giải quyết những thiếu sót, cũng như xác định các vấn đề tiềm ẩn khác rồi giải quyết trước khi chúng trở thành vấn đề thực sự làm ảnh hưởng đến doanh thu của bạn.
Trong bài này, chúng tôi sẽ mách bạn kế hoạch 5 bước dễ dàng để cập nhật và tối ưu hóa website bán hàng nhằm mang lại lợi nhuận khủng và giúp bạn nhanh chóng vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành nghề kinh doanh của mình. Hãy cùng theo dõi nhé!
Kiểm tra cửa hàng trực tuyến của bạn như thế nào?
Việc kiểm tra thực ra rất đơn giản, chỉ là dành thời gian để xem xét các yếu tố quan trọng của website, đặc biệt là các yếu tố tối ưu liên quan đến SEO. Chẳng hạn như chính sách cửa hàng; các trang danh mục (Giới thiệu, Liên hệ, Hỏi đáp,…); Các trang liệt kê sản phẩm; Hình ảnh sản phẩm;… Từ đó đánh giá “sức khỏe” của nó và kịp thời phát hiện ra các vấn đề sai sót để sửa chữa trước khi quá muộn.
Sau đây là một số khía cạnh trọng tâm mà bạn cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng khi tiến hành kiểm tra website bán hàng của mình:
– Khả năng hiển thị website của bạn trên các công cụ tìm kiếm – SEO (Search Engine Optimization): Có thể nói đây là một yếu tố rất lớn góp phần vào sự thành công, bởi nó có tác dụng gia tăng cơ hội tiếp xúc với khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên thì trong quá trình xây dựng, phát triển một cửa hàng trực tuyến, nhiều chủ doanh nghiệp thường quá bận bịu chăm sóc đến nội dung, sản phẩm mà bỏ quên mất việc cần phải làm cho nó hiện thị nhanh chóng và rõ ràng hơn khi khách hàng tìm kiếm các cụm từ khóa có liên quan trên Google.
Hình 2: Kiểm tra khả năng hiển thị website của bạn trên các công cụ tìm kiểm
– Khoảng trống nội dung: Đây là phần thông tin còn thiếu trên trang web mà bạn cần phải bổ sung theo định hướng chuyển đổi, chẳng hạn như một trang danh mục hay giá cước vận chuyển quốc tế.
– Thông tin lỗi thời: Theo thời gian, mọi thứ đều có thể thay đổi. Giá sản phẩm, cước vận chuyển, chính sách bán hàng, thông tin sản phẩm,… tất cả đều phải được kiểm tra lại và cập nhật nhanh chóng. Nếu đang có những thay đổi có lợi cho khách hàng thì hãy nhớ làm nổi bật nó để gia tăng cơ hội kinh doanh nhờ việc thu hút sự chú ý nhé.
Bước 1: Kiểm tra tổng quan tình hình “sức khỏe” của website
Hình 3: Kiểm tra tổng quan tình hình “sức khỏe” của website
Để kiểm tra, bạn sẽ cần nhờ đến các chuyên gia về website. Họ sẽ giúp bạn xem xét rất nhiều chỉ số mà quan trọng nhất là 4 yếu tố, bao gồm SEO, khả năng sử dụng website, nội dung và xã hôi; kỹ thuật (code). Sau đó cung cấp cho bạn các phản hồi hữu ích về những gì có thể làm để cải thiện “sức khỏe” trang web và gia tăng cơ hội bán hàng hiệu quả hơn.
Bước 2: Xem xét chính sách của cửa hàng
Trước khi bạn xem xét đến hoạt động của từng trang danh mục và tất cả các sản phẩm, bạn cần kiểm tra lại các chính sách khác nhau để chắc chắn rằng nó vẫn thực sự “thân thiện” với khách hàng và mang tính cạnh tranh. Một số chính sách tiêu biểu như: Chính sách vận chuyển; Chính sách hoàn trả tiền; Chính sách hoàn trả hàng; Chính sách trao đổi; Chính sách bảo mật;…
Hình 4: Kiểm tra các chính sách kinh doanh của website
Xem Thêm
8 câu nói tiếp lửa từ những CEO hàng đầu thế giới
10 mẫu giày thể thao khó lòng có thể phân biệt thật giả
báo giá thiết kế website bán hàng
Thông thường, các chủ doanh nghiệp thương mại điện tử sẽ thiết lập các chính sách kinh doanh một lần duy nhất vào thời điểm khởi nghiệp và ít có sự thay đổi trong quá trình hoạt động. Điều đó là hoàn toàn sai lầm vì theo thời gian, sự cạnh tranh và biến đổi mạnh mẽ trên thị trường thì bất cứ một chính sách gì cũng cần phải thay đổi theo để phù hợp hơn và đáp ứng được sự kỳ vọng cho khách hàng.
Theo dõi các bước kiểm tra tiếp theo tại đây để có được một website bán hàng hoàn hảo nhé!
(Tổng hợp từ www.shopify.com)